Tác giả: Quán Minh | Dịch giả: Sơn Hà
Mỗi người có một trình độ đức hạnh riêng của họ. Trong đời sống thật sự, vì duyên tiền định qua nhiều kiếp đầu thai, người ta khó lòng tránh khỏi bị làm nhục một cách ác độc, bị đe dọa, phỉ báng, chỉ trích hay bị người ta ganh tỵ. Mỗi người đối xử với sự nhục mạ tùy theo trình độ đức hạnh của họ.
Theo ghi chép của lịch sử, Phu Bi, là một vị quan nổi tiếng trong triều đại nhà Tống, đã có một mức nhẫn hết sức cao ngay cả khi ông ấy còn trẻ. Khi người ta mắng nhiếc ông, ông coi như mình không nghe thấy và dành hết sự chú ý vào công việc của mình. Hình như ông không nghe gì cả. Có lần một người ác tâm nguyền rủa ông, dù rằng ông không đáng bị như vậy. Người bên cạnh ông nói với ông “ông ta đang nguyền rủa ông kìa!”. Phu Bi cười với họ và nói: “Tôi sợ là ông ta đang nguyền rủa một người khác”. Người bên cạnh nói lại với ông: “Ông ấy đang gọi tên ông”. Phu Bi nói: “Có nhiều người cùng tên trong thế giới này. Nó không chắc phải là tôi”. Khi người đó nghe câu trả lời, họ cảm thấy thẹn và không nguyền rủa nữa.
Nếu Phu Bi phản ứng với sự nguyền rủa và trả đũa với người ta từng câu, thì tình thế sẽ trở thành trầm trọng và ngay cả sẽ đi đến sự đánh nhau. Với tinh thần bình tĩnh, ông đã làm sự giận dữ của người đó tiêu tan và giải quyết sự tình với lòng từ bi. Những ai có thể nhẫn nhục và khoan dung với người khác phải có một khả năng đạo đức cao. Nếu một người không thể nhịn nhục người khác, người đó thiếu lòng kiên nhẫn. Điều khó nhất trong thế giới nhân loại này là chịu nhục mà không cần phải thanh minh.
Có một câu truyện về Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã chạm trán với sự đố kỵ và nguyền rủa của một người nào đó trong thời gian lâu. Nhưng Đức Thích Ca Mâu Ni đã rất là điềm tĩnh và im lặng và dành hết thời gian của mình để cứu chúng sinh. Khi cuối cùng người đó nguyền rủa xong, Thích Ca Mâu Ni cười và hỏi ông: “Ông bạn, khi một người cho cái gì cho người khác và nếu người ta không nhận nó, vậy thì ai sẽ là chủ nó?”. Người đó trả lời lập tức: “Dĩ nhiên nó là của người cho”. Đức Thích Ca Mâu Ni nói: “Đúng vậy. Ông đã nguyền rủa tôi đến bây giờ. Nếu tôi không chấp nhận lời nguyền rủa của ông, vậy ai sẽ nhận những lời nguyền rủa đó?”. Khi nghe những câu hỏi khôn ngoan và từ bi của Đức Thích Ca Mâu Ni, người đó lặng thinh và không còn dám nguyền rủa Thích Ca Mâu Ni nữa.
Khi phải đối xử với sự sỉ nhục của chính mình, ít người có thể đối xử với nó với một tâm không xáo trộn như Phu Bi và Đức Thích Ca Mâu Ni. Nếu chúng ta bình tĩnh cân nhắc về điều này, chúng ta sẽ nhận thức rằng nó là điều không khôn ngoan khi đối xử với nó bằng quan điểm “ăn miếng trả miếng” và nguyền rủa lại. Nếu một người đối mặt với sự sỉ nhục với một nụ cười duyên dáng và trả lời chúng với một lời nói êm đềm, họ sẽ là người khôn ngoan.