Năm 1850

Năm Canh Tuất (1850) nhằm năm Tự Đức thứ tư, Tổ Hải Tịnh đổi hiệu Quan Âm viện là Giác Viên tự; và đặt cơ sở chánh học tập khoa ứng phú (Ứng phú là một môn hành sự trong nhà chùa, tức là một môn âm nhạc riêng trong đạo, hiện tại đem dùng vào các lễ cúng trong chùa và nơi có đám tang, đám làm tuần thất ở nhà tín đồ mời các sư đến hành lễ (ứng là chỉ lời mời, phú là đi đến, sau này lại có từ là đi đám) tại vùng Chợ Lớn , còn chùa Giác Lâm là cơ sở học tập và nghiên cứu tam tạng giáo điển.

Việc khoa ứng phú được cải tiến và mở rộng xuất phát từ chùa Giác Viên, tiếng đồn lần lần đưa đến lục tỉnh, các ứng phú lục tỉnh thường lai vãng nghiên cứu để biết thêm nhiều. Hơn nữa, chùa Giác Viên lại nằm trong châu thành Chợ Lớn, kế cận với đường phố Sài Gòn là thành phố đông dân cư nhất ở miền Nam. Vì vậy, bổn đạo, tín đồ nghe nói Giác Viên là nơi quy tụ thầy ứng phú giỏi, nên mỗi khi trong gia đình  muốn thiết một cuộc lễ gì về đạo như cầu an, cầu siêu, trai tăng, bố thí v.v.. thường đều đem đến chùa Giác Viên cầu làm lễ “đại nạp”. Họ cho rằng chỉ có làm lễ ở chùa Giác Viên, họ mới cảm thấy mùi đạo thấm thía, trâm trầm, siêu thoát! Do đó mà chùa Giác Viên lúc này, ngày nào cũng có người “đại nạp” các sư chuyên khoa ứng phú đến làm đám tại chùa, mỗi ngày có khi đến 5 hay 7 thầy.

Một điều thiếu sót đáng tiếc của chùa Giác Viên là tháng ông hương đăng qui tịch, không còn một dấu tích nào để biết! Nghe nói là ngày “thầy” chết, thầy rất tỉnh táo. Thầy hương đăng tịch, Tổ Hải Tịnh cho người đệ tử lớn là Minh Vi, hiệu Mật Hạnh, xuống trụ trì chùa Giác Viên, Thầy Minh Vi năm này được 23 tuổi.

Chùa Giác Viên càng ngày càng sung túc, đông đảo bổn đạo, bá tánh tới lui lễ bái, cúng kiến rất thường. Những người tha thiết mộ đạo, hoặc cho con vào chùa quy y, cạo đầu ở chùa hoặc tự mình cầu nguyện bình nguyện, cạo đầu vào chùa công quả. Sự sinh hoạt về Phật đạo ở chùa Giác Viên về khoa ứng phú phát triển mạnh, về kinh điển thi yếu, nhưng phần kinh tế thì lấn hơn chùa Giác Lâm. Tổ Hải Tịnh cảm thấy “thế đạo nhơn tâm” bây giờ ưa chuộng sắc thinh hình thức bên ngoài hơn tinh thần đạo lý bên trong. Bất giác Tổ trầm tư, ngậm ngùi một lúc… nhưng Tổ lại liên hệ riêng giữa Giác Viên và Giác Lâm. Nếu tiền của Giác Viên dư giả, mà Giác Lâm thiếu hụt thì Giác Viên bù giúp, cũng như Giác Lâm đào tạo được Tăng đức bổ sung cho Giác Viên. Tuy biết vậy là hành đạo trong phạm vi nhỏ hẹp, nhưng trong thế đạo nhơn tâm đã thế, thì người bổn đạo phải uyển chuyển tùy mình. Nghĩ như thế, Tổ mỉm cười, rồi năm tháng vẫn ung dung hành đạo.

Sau đó Tổ lại nghĩ đến sự bảo vệ đạo hạnh của hai chùa cho được lâu dài và kết chặt tình hệ của hai chùa thành một, Tổ bèn đặt cách là người có sư bá hay sư huynh bất luận là của chùa nào, đều có đặc quyền quản lý đạo hạnh của hai chùa. Nhưng nếu chùa trên hoặc chùa dưới, chỉ còn sư thúc tuổi lớn, thì sư thúc ấy có đặc quyền quản lý đạo hạnh của hai chùa. Làm như vậy, Tổ muốn thực hành thuyết “Lục hòa” trong phạm vi nhỏ cho hai chùa.

– Vào khoảng thập niên 1850, khi những làn thuốc súng của thực dân phương Tây ngạt tỏa trên nền trời Việt Nam, tình hình xã hội trở nên rối ren, con đường phát triển của PG cũng u ám.

Đến đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phong trào chấn hưng PG ở Á châu, nhất là PG Trung Hoa, được Đại sư Thái Hư chủ xướng, PG Việt Nam cũng nhờ đây mà được khởi sắc chấn hưng. Đứng đầu phong trào này là Hòa thượng (HT) Khánh Hòa. Trợ lý cho HT có Sư Thiện Chiếu. Chính Sư Thiện Chiếu đã ra Hà Nội vào năm 1927 mang chương trình chấn hưng PG Trung Hoa vào Nam Việt áp dụng. HT Khánh Hòa bằng chương trình này, đã đi vận động hầu hết các chùa ở Nam Bộ gấp rút mở trường Phật học đào tạo Tăng tài. Thế là lớp Phật học ngắn hạn được ra đời mang tên “Phật học Liên xã” được tổ chức lưu động ở các chùa: Long Phước (Trà Ôn), Long Phước (Trà Vinh), Viên Giác (Bến Tre)… Số lượng Tăng sinh theo học lên đến cả trăm vị.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.