Năm 1947

Năm 1947 (Đinh Hợi – PL.2491)

– Ngày 02 tháng Giêng năm Đinh Hợi, Hòa thượng Như Đông – Đắc Quang (1888-1947), họ Đặng, pháp danh Như Đông, tự Thanh Khoán, hiệu Đắc Quang, nguyên quán xã Đức Phổ, tổng Thuận Lý, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình, thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 42, Tăng cang chùa Thiên Mụ, trụ trì chùa Quốc Ân (Huế), viên tịch, thọ 60 tuổi.

– Ngày 23 tháng 2 (nhằm ngày 03 – 2 – Đinh Hợi), Thiền sư Trí Thuyên (1923-1947) thế danh Trần Trọng Thuyên, sinh tại xã Tinh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 41, xuất gia tại Tổ đình Thiên Ấn (Quảng Ngãi), bị quân Pháp bắn tại vùng Lựu Bảo – Kim Sơn, hưởng dương 24 tuổi (CTTĐPGTH).

– Ngày 26 tháng 2, Thiền sư Thanh Thao – Trí Hải (1909-1979) đưa hơn 30 em mồ côi về chùa Đông Kiệt, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

– Ngày 12 tháng 2 năm Đinh Hợi, Thượng tọa Nhật Bình – Định An (?-1947), thuộc thiền phái Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 41, trụ trì chùa Phước Lâm (Tân Uyên, Bình Dương), viên tịch.

– Ngày 15 tháng 2 năm Đinh Hợi, Ni sư Hồng Lầu – Diệu Tấn (1910-1947) thế danh Phạm Thị Xá, húy Hồng Lầu, hiệu Diệu Tấn, nguyên quán tại Sa – Đéc, Đồng Tháp, thuộc thiền phái Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 40, trụ trì chùa Kim Sơn (Tp. HCM), thị tịch, trụ thế 37 năm, 20 tuổi đạo.

– Ngày 01 tháng 4 năm Đinh Hợi, Hòa thượng Chơn Thành – Khánh Ngọc (1895-1947) thế danh Bùi Văn Lượng, pháp danh Chơn Thành, tự Đạo Tín, sinh tại xã Ba La, tổng Nghĩa Hạ, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 40, trụ trì chùa Đông Phước (Bình Minh, Vĩnh Long), thị tịch, hưởng dương 53 tuổi.

– Ngày 25 tháng 3 năm Đinh Hợi, Hòa thượng Chơn Huệ – Phổ Trí (?-1947), thế danh Lê Văn Sự, pháp danh Chơn Huệ, tự Đạo Nhật, hiệu Phổ Trí, sinh quán tại xã An Bình, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 40, trụ trì Tổ đình Phước Lâm  (Hội An, Quảng Nam), viên tịch.

– Ngày 07 tháng 4 năm Đinh Hợi, Hòa thượng Bửu Quán – Giác Tánh (1880-1947), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 42, trụ trì chùa Hưng Phước (Long An), viên tịch, thọ 68 tuổi.

– Ngày 19 tháng 6 năm Đinh Hợi, Hòa thượng Như Trí – Khánh Hòa (1877-1947), thế danh Lê Khánh Hòa, pháp danh Như Trí, hiệu Khánh Hòa, sinh tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, trụ trì chùa Tuyên Linh (Bến Tre), viên tịch, thọ 70 tuổi, 40 tuổi đạo.

– Ngày 30 tháng 9, Thiền sư Đạt Bảo – Nguyệt Chiếu (1882-1947), thế danh Lưu Hữu Phước, pháp danh Đạt Bảo, tự Nguyệt Chiếu, quê ở Bạc Liêu, thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 39, hoằng hóa ở chùa Vĩnh Đức, viên tịch, thọ 66 tuổi.

– Ngày 26 tháng 9 năm Đinh Hợi, Hòa thượng Trừng Đăng – Huệ Minh (1885-1947), thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, trụ trì chùa Phụng Sơn (Gia Định), viên tịch, thọ 63 tuổi.

Ngày 07 tháng Chạp năm Đinh Hợi, Hòa thượng Như Liên – Phổ Lý (1868-1947), thuộc Tông Lâm Tế, đời thứ 39, trụ trì chùa Bửu Lâm (Cao Lãnh, Đồng Tháp), viên tịch, thọ 81 tuổi.

– Sư cô Hồng Ẩn – Như Thanh (1911-1999) mở Phật học Ni viện tại chùa Huê Lâm ở Sài Gòn, nay thuộc phường 2, quận 11, Tp. HCM.

– Chư tăng trong sơn môn Bình Thuận cung thỉnh Hòa thượng Trừng Phong – Phước Nhàn (1886-1962) đảm nhiệm T ng lâm Pháp chủ, kiêm Đệ nhị chứng minh đạo sư.

– Hòa thượng Trừng Thông – Tịnh Khiết (1890-1973) được suy tôn chức vị T ng Lâm Pháp Chủ Trung Việt.

– Thượng tọa Thanh Giới – Thiện Tường (1917-1984) cùng chư Thượng tọa Hành Trụ, Hành Nguyện, Thới An thành lập chùa Giác Nguyên (nay tại phường 4, quận 4, Tp. HCM) để chuyển chư tăng ở chùa Tăng Già về tu học, chùa Tăng Già trở thành trường Phật học dành cho Ni chúng.

– Hòa thượng Pháp Ấn (?-1947) thuộc Tông Lâm Tế – Gia Phổ, đời thứ 39, trụ trì Tổ đình Phước Tường (quận 9, Tp. HCM), viên tịch.

– Đại đức Kim Tế – Hoằng Tu (1913-1999) người Trung Quốc, sang Việt Nam hoằng pháp, ở tạm Quan Âm Miếu là Hội quán Phúc Kiến, trên đường Lão Tử – Chợ Lớn.

– Đại đức Tăng Đức Bổn (1917-2000) được thỉnh làm trụ trì chùa Phụng Sơn ở chợ Dân Sinh – quận Nhất. Chùa này do Hội đồng hương Phúc Kiến Sài Gòn kiến tạo và thỉnh ngài về trú xứ này.

– Thiền sư Hồng Nam – Huyền Không kế thế trụ trì chùa Quốc Ân ở Thuận Hóa – Huế.

– Thiền sư Lê Phương – Thiệt Bửu (1901-1947), trụ trì chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức), thị tịch, trụ thế 46 năm.

– Đại đức Trừng Chiếu – Từ Mãn (1918-2007) được Tổng Hội Phật giáo Trung Việt bổ nhiệm trụ trì chùa Linh Sơn – Đà Lạt, tỉnh Lâm Viên.

– Thượng tọa Chơn Miên – Trí Hưng (1908-1986) được Sơn Môn tỉnh Thừa Thiên mời giữ chức Tổng Thư ký Hội Đồng Trị Sự Sơn Môn, tiếp theo đó là chức T ng Lâm Thuyền Chủ của tổ chức Chư Sơn Thuyền Lữ. Ngày 02 tháng 7 năm này, ngài được cung thỉnh trụ trì Tổ đình Huệ Lâm. Sáu đó, Thượng tọa được suy tôn chức vụ Hội trưởng Sơn môn Tăng Già Trung Việt.

Thiền sư Chơn Quả – Đương Như (1881-1961) kế thế trụ trì Tổ đình Phước Lâm ở Hội An, Quảng Nam.

– Thiền sư Như Từ – Tâm Đạt (1907-1979) khai đại giới đàn tại chùa Thiên Bình (An Nhơn, Bình Định) và ngài được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu, Thượng tọa Chơn Phước – Huệ Pháp được cung thỉnh làm Chứng minh.

– Hòa thượng Chơn Trinh – Đạo Tâm – Giác Hải (1878-1947) thuộc thiền phái Lâm Tế – Chúc Thánh, đời thứ 40, trụ trì chùa Khánh Sơn (tổng Bình Hòa, phủ Tuy Hòa), viên tịch, thọ 70 tuổi.

– Thiền sư Như Phụng – Kim Bình (1891-1954) kế thế trụ trì chùa Khánh Sơn ở xã Phước Hậu, tổng Bình Hòa, phủ Tuy Hòa (Phú Yên).

– Thiền sư Hành Nguyện – Viên Thành (1904-1973) được cung thỉnh làm Đệ nhất tôn chứng tại Đại giới đàn chùa Giác Nguyên nay thuộc phường 4, quận 4, Tp. HCM.

– Ni cô Nhựt Trinh – Liễu Tánh (1916-1982) sáng lập Phước Bửu Ni tự, nay là Phật Bửu Ni tự ở tỉnh Tiền Giang.

– Thiền sư Như Tâm – Phước Như (?-1968) khai sơn chùa Tịnh Quang (sau đổi là chùa Phước Tường) nay tọa lạc phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết.

– Thượng tọa Hành Thiện – Phúc Hộ (1904-1985) trùng tu chùa Từ Quang tại núi Bạch Thạch, thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

– Hòa thượng Chơn Trí – Phước Đạt (?-1947), thuộc thiền phái Lâm Tế, đời thứ 40, trụ trì chùa Thượng Tiên – Thọ Vân (Phú Yên), viên tịch.

– Thượng tọa Trí Đức – Thiện Siêu (1921-2001) được suy cử làm trụ trì chùa Từ Đàm ở Thuận Hóa – Huế và giảng dạy ở Phật học đường Báo Quốc và Ni viện Diệu Đức – Huế.

– Chùa Khánh Vân tại làng Lựu Bảo – Thừa Thiên Huế, bị giặc Pháp đốt cháy, Thiền sư Hồng Cảnh – Viên Dung (1903-1972) phải qua chùa Linh Mụ tu học một thời gian.

– Tổ đình Báo Quốc thuộc huyện Hương Trà, Thuận Hóa – Huế khai giới đàn, Hòa thượng Tâm Như – Trí Thủ (1909-1984) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu.

Hòa thượng Trừng Thành – Vạn Ân (1886-1967) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho giới đàn chùa Bảo Sơn thuộc thôn Phong Thăng, xã An Định, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

– Hòa thượng Ngộ Giác – Chánh Quả (1885-1956) được cung thỉnh làm Hòa thượng Đàn đầu cho đàn giới pháp chùa Kim Huê, huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc.

– Đại đức Tâm Niệm – Ngọc Hương (1910-1947), thế danh Trịnh Văn Thuần, thuộc thiền phái Lâm Tế – Chánh Tông, đời thứ 43, trụ trì chùa Tường Quang (Cần Đước – Long An), thị tịch, trụ thế 38 năm.

– Đại đức Bổn Đức – Thành Đạo (1906-1977) khai sáng chùa Phật Ấn nay tại số 539, đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP. HCM.

– Thượng tọa Hồng Năng sáng lập chùa Pháp Minh hiện tại số 2F, đường Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, Tp. HCM.

– Đại đức Hồng Lắm khai sáng chùa Bửu Phước hiện tại số 26, đường Bình Phước, khu phố 4, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp. HCM.

– Đại đức Quảng Động – Phước Thành (1918-2014) được bầu làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc quận Phù Mỹ, tỉnh Bình Định (1947-1948).

This entry was posted in . Bookmark the permalink.