Năm 229

Năm 229 (Kỷ Dậu – PL.773)

 – Khoảng năm 229, Cao tăng Khương Tăng Hội (?- 280) phiên dịch và chú thích An Ban Thủ Ý Kinh Tự (tại Giao Chỉ) (LSPGVN). Theo VNPGSL ghi : Cao tăng Khương Tăng Hội là vị sáng Tổ của Thiền học Việt Nam… Thiền học đối với Tăng Hội không phải chỉ là những phương pháp hành đạo mà còn có cả một căn bản triết học về tâm học. Trong bài tựa An Ban Thủ Ý Kinh, Tăng Hội nói : trong thời gian búng ngón tay, tâm ý ta có thể trải qua 960 lần chuyển niệm: trong thời gian một ngày một đêm, ta có thể trải qua 13 ức ý niệm. Dùng phương pháp đếm hơi thở…ta có khử bỏ 13 ức niệm không trong sạch ấy”… An Ban Thủ Ý tức là dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm ý. Có sáu pháp gọi là lục điệu môn : 1. Sổ tức môn, 2. Tùy Môn, 3. Chỉ môn, 4. Quán môn, 5. Hoàn môn, 6. Tịnh môn…

 Quan trọng nhất là đoạn Tăng Hội viết trong Lục Độ Tập kinh về Thiền. Ông nói về bốn trình tự của Thiền (tứ thiền) như là phương pháp để “chính tâm, nhất ý, tập trung điều thiện duy trì trong tâm, ý thức những ý niệm dơ bẩn để mà khử diệt”.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.