● Nàng cung phi sắc nước hương trời, được sủng ái nhất của vua U vương (?-771 tr. TL), nhà Chu. Tương truyền, thời thượng cổ Trung-quốc, vào đời vua Kiệt, cuối nhà Hạ (2205?-1784? tr. TL), có thần nhân hóa ra hai con rồng, sa xuống giữa điện, nhả ra một bãi nước miếng. Vua sai lấy nước miếng ấy bỏ vào một chiếc hộp son, cất kĩ trong kho. Trải gần ngàn năm sau, vua Lệ vương (?-828 tr. TL) nhà Chu cho mở chiếc hộp ấy ra xem. Nhà vua sơ ý làm rơi chiếc hộp xuống đất, nước miếng rồng chảy ra lênh láng. Vừa lúc đó, một cung nữ mới mười hai tuổi, bước vào điện, đạp nhằm nước miếng ấy mà thọ thai. Vua lấy làm lạ, bèn giam cung nữ ấy vào lãnh cung. Đến đời vua kế là Tuyên vương (?-782 tr. TL), người cung nữ ấy đã hơn năm mươi tuổi, và mang thai đã hơn bốn mươi năm, bấy giờ mới sinh ra một bé gái. Hoàng hậu cho đó là quái thai, sai người đem vất đứa bé xuống sông để thủ tiêu. Ngờ đâu, một người đàn ông đi đến bờ sông, thấy đứa bé trôi trên sông, liền vớt đem sang Bao thành nuôi nấng. Nhưng vì nhà nghèo, nuôi không nổi, ông ta lại đem đứa bé cho một nhà phú hộ nuôi, đặt tên là Bao Tự. Bao Tự lớn lên có sắc đẹp tuyệt trần, được chọn vào cung làm phi tần cho vua U vương (con của Tuyên vương, được nối ngôi sau khi Tuyên vương băng). Vì quá mê say Bao Tự mà U vương mất nghiệp
Bao Tự
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội