Bốn Pháp Niệm Xứ

● Niệm là tâm năng quán( tâm hay quan sát). Xứ là cảnh sở quán(cảnh bị quán sát). Vì chúng sinh vọng chấp thân ngũ ấm này nên Phật nói 4 phép quán để đối trị

a, Quán thân bất tịnh ( Quán sát thân này là vật nhơ bẩn)

b,Quán thị là khổ (Quán sát tự thọ lãnh của thân tâm là khổ)

c, Quán tâm vô thường.

d, Quán pháp vô ngã (Quán sát các pháp không có chủ tể)

– Bốn Pháp chánh cần:

  1. Đoạn những ác pháp đã sanh;
  2. Đoạn đoạn những ác pháp chưa sanh;
  3. Làm cho các pháp lành tăng trưởng;
  4. Làm cho các pháp lành chưa sanh chưa được sanh.

– Bốn Pháp Như Ý túc:

  1. Dục Như Ý túc, (có tâm ham muốn tụ tập các pháp lành thì thì được Như Ý),
  2. Niệm Như Ý túc (quan sát cảnh gì mà nhất tâm chuyển chú vào đó thì được Như Ý).
  3. Tinh tấn như túc ý ( do sự tinh tấn mà tu tập các pháp lành được Như Ý),
  4. Tư duy Như Ý túc (do suy nghĩ mà tu tập được kết quả).

– Năm Căn:

  1. Tín căn: Tin theo chánh đạo và trợ đạo,
  2. Tinh tấn căn: là sự dõng mãnh tu theo thiện pháp,
  3. Niệm căn: ghi nhớ các pháp chánh đạo và trợ đạo,
  4. Định căn: Nhiếp tâm theo chánh đạo và trợ đạo,
  5. Tuệ căn: Nhờ có định và chân tánh tự sáng suốt không phải ở ngoài vào.

– Năm Lực: Cũng như ngũ căn, nhưng vì thật hành theo ngũ căn thì căn lành có sanh, song gốc ác chưa phá hết nên phải gia công tụ tập thêm khiến cho thiện căn tăng trưởng. Khi thiện căn thành thực các ác pháp không còn thì gọi là Ngũ Lực.

– Bảy Pháp Giác Chi: Giác là tỏ, nghĩa là tỏ biết pháp tu chơn hay nguỵ. Chi là nghành, nghĩa là bảy pháp này có chi khác phái nhau, không sen lẫn nhau nên gọi là bẩy pháp giác chi hay là bẩy pháp giác phần;

  1. Trạch pháp giác chi:
  2. Tinh tấn giác chi;
  3. Hỉ giác chi;
  4. Trừ giác chi;
  5. Xả giác chi;
  6. Đinh giác chi;
  7. Niệm giác chi.

– Tám pháp đạo phần:

  1. Chánh kiến: Sự hiểu biết chơn chánh,
  2. Chánh tư duy; Sự suy nghĩ chơn chánh,
  3. Chánh ngữ nói những lời chơn chánh không hư vọng;
  4. Chánh nghiệp: Hành động chân chánh;
  5. Chánh Mạng: Lấy sự khất thực để nuôi sống thân mạng;
  6. Chánh tinh tấn: tu theo giới, định, tuệ một lòng tinh chuyên không gián đoạn;
  7. Chánh Niệm: ghi nhớ những pháp chơn chánh;
  8. Chánh định: thu nhiếp thân tâm thường được tịch tịnh
This entry was posted in . Bookmark the permalink.