● Tức là chuông lớn thường gõ trong khi tụng kinh, Tàu gọi là “đại khánh” (Tàu chỉ gọi những thứ có hình dáng quả chuông treo là “chung” (chuông); kỳ dư, tất cả những thứ bằng đồng để đánh làm hiệu đều gọi là Khánh; ngoại trừ các thứ như thanh la thì gọi là La, đẩu thì gọi là Ðang; chập chõa gọi là Ha). Khi nói “chuông trống cùng trỗi” có nghĩa là người chấp sự sẽ đánh trống và nhịp cái chuông nhỏ treo phía trên cái trống cùng một lúc. Cái chuông này gọi là “điếu chung” (chuông treo) để phân biệt với “địa chung” tức là một thứ pháp khí thường dùng trong đạo tràng Tịnh Ðộ gồm một cái mõ nhỏ và một cái chuông nhỏ. Cả hai thứ này cùng gắn trên một phiến gỗ; đặt thẳng trên mặt đất (vì thế gọi là “địa chung”). Khi niệm Phật, người chấp sự sẽ đánh địa chung theo cách thức sau đây : một chữ là một tiếng mõ, khi niệm đến chữ A và chữ Ðà thì đánh một tiếng chuông. Ðại khánh chỉ đánh trong khi tụng kinh hoặc xướng lễ. Mỗi bàn tán Phật để bắt đầu niệm Phật thường chỉ dùng chuông trống, mõ; còn khi tán hương, xưng tán Tam Bảo mới dùng đến các pháp khí khác như Ha, Ðang, La v.v…
Chuông Gia Trì
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội