Điên Đảo

● Trong Phật học, từ “điên đảo” được dùng để chỉ cho những tà kiến của kẻ phàm phu chưa giác ngộ, là thiếu trí tuệ: không biết mình đang có các tâm cấu uế hay không biết mình đang không có tâm cấu uế. Tức là do vô minh mà sinh ra những thấy biết sai lầm, trái ngược với thật tướng của vạn hữu; như vạn hữu là vô thường mà cho là thường, là vô ngã mà cho là ngã, là khổ mà cho là vui, là giả có mà cho là thật có, là dơ nhớp mà cho là trong sạch, là duyên sinh mà cho là do thượng đế sáng tạo, v.v.

● Mê muội đối với chánh tri kiến, mọi sự phát ngôn đều do tà tri kiến sai sử. Đoạn kinh này đề cập đến bốn loại tri kiến điên đảo:

1.Kiểu loạn: Cố chấp không thuận với lí lẽ; nói năng rối loạn lung tung, không chủ đích; không biết rõ mà cứ nói bừa.

2.Bất tử: Ngoại đạo cho rằng cõi trời Vô-tưởng là trời bất tử; nếu suốt đời không trả lời rối loạn lung tung (kiểu loạn) những câu hỏi của người khác, thì sau khi chết sẽ được sinh lên cõi trời ấy. Nếu quả thật không biết mà cứ đáp bừa, thì sợ sẽ trở thành kiểu loạn; cho nên, nếu lúc nào có người hỏi, thì cứ trả lời bằng những ngôn từ bí mật, hoặc những câu phủ định bâng quơ. Nhưng đức Phật quở rằng: chủ trương như thế mới đúng thật là “kiểu loạn”.

3.Hư luận: Luận thuyết hư ngụy, không phù hợp với nghĩa lí chân thật.

4.Biến kế: Tánh phân biệt, so đo, suy lường, làm mất đi cái tính chất chân thật của sự vật.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.