Khán

● Gồm nhiều nghĩa:

1.Chuyên tâm xem xét, nghiên cứu tới lui một cơ ngữ nào đó của cổ nhân. Tiết Chân Như Phương Thiền sư trong NĐHN q.12 ghi: “Thiền sư ·Phương ở viện Chân Như thuộc Chân Châu đến tham học nơi ngài Lang Da, chỉ khán công án “Cây bách”.

2.Ra mắt, thăm hỏi. Minh Giác Ngữ Lục q.2 ghi: “Sư ở Minh Châu, có lần ra mắt học sĩ. Đang ngồi, học sĩ hỏi: Ông thương lượng cùng trưởng lão Thanh về công án “Triệu Châu khám phá bà già” quả thật có chỗ khám phá không?” Tiết Động Sơn hòa thượng trong Tổ ĐườngTập q.6 ghi: Tăng hỏi: “Người chẳng bịnh có hỏi thăm hòa thượng không?”. Sư đáp: “Ta hỏi thăm hắn thì có phần đúng hơn. Hắn nào có ngó ngàng gì đến ta?”.

3.Tiếp đãi, khoản đãi. Tiết Đan Hà hòa thượng trong Tổ Đườngtập q.4 ghi: “Sư đến Lạc Kinh để tham vấn quốc sư Huệ Trung. Vừa gặp thị giả, Sư liền hỏi: “Hòa Thượng có ở nhà không?”. Thị Giả đáp : “Có, nhưng chẳng tiếp khách”. Vân Môn quảng lụcq.6 ghi: “Khách đến cần phải tiếp đãi, trộm đến cần phải đuổi đi”.

4.Coi sóc, lo liệu. Tiết Động Sơn hòa thượng trong Tổ Đườngtập q.6 ghi: “Nhân có hai vị tăng cùng đi đến Động Sơn. Một người bị bịnh nằm nghỉ ở Niết-bàn đường, người còn lại coi sóc y ta. Một hôm, người bịnh gọi bạn đồng hành, nói: Tôi muốn đi. Khi ấy cả hai cùng ra đi”.

5.Coi chừng, đề phòng, hàm ngữ khí dặn dò, cảnh tỉnh. Tiết Trung Thừa Lô Hàng cư sĩ trong NĐHN q.18 ghi: Cư Sĩ Lô Hàng Trung Thừa đang ngồi quanh lò sưởi với ngài Viên Thông. Cư Sĩ bảo: “Nhân Duyên của các nhà chẳng nhọc đưa ra. Một câu thẳng tắt thỉnh Sư chỉ dạy?”. Sư Thông vái chào và nghiêm giọmg bảo: “Coi chừng lửa”, cư sĩ vội vén áo, chợt đại ngộ. Tiết Khâm Sơn Văn Thúy Thiền Sư trong Liên đăng hội yếuq.22 ghi: “Đồng An không có tâm tốt, cần phải đề phòng mới được”.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.