Khuy Cơ

● (632-682), Ngài tên tự là Hồng Đạo, là con trai của Uất Trì Tông (giữ chức Tả Kim Ngô Tướng Quân, đô đốc Tùng Châu, tước Khai Quốc Công). Khi ngài Huyền Trang bắt đầu Dịch Kinh, Sư được phái phục vụ và bảo vệ dịch trường. Ngài Huyền Trang thấy chàng thanh niên này mặt mũi thanh tú, khí độ hào hùng, liền muốn hóa độ thành đệ tử, nên thương lượng với cha ngài Khuy Cơ. Do Khuy Cơ vốn là quý tộc, nên phải tốn qua nhiều thủ tục mới có thể xuất gia nên mãi cho đến năm Trinh Quán 22 (648) mới chính thức xuất gia. Năm Vĩnh Huy thứ năm (654), Sư vâng chiếu học văn tự của Năm Xứ Ấn Độ, hai năm sau, chính thức tham dự vào hàng ngũ tăng sĩ Dịch Kinh, đảm nhiệm vai trò Bút Thọ, theo hầu ngài Huyền Trang trải khắp các dịch trường tại Từ Ân, Tây Minh, Ngọc Hoa v.v… Ngài từng tạo tượng Văn Thù Bồ Tát bằng ngọc thạch tại Ngũ Đài Sơn, và đích thân chép kinh Bát Nhã. Những tác phẩm chủ yếu của Ngài là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Tán, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Tán, Thuyết Vô Cấu Xưng Kinh Sớ, Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận Sớ, Biện Trung Biên Luận Thuật Ký, Tạp Tập Luận Thuật Ký, Duy Thức Nhị Thập Luận Thuật Ký, Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Giải, Du Già Sư Địa Luận Lược Toản, Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương, Thành Duy Thức Luận Khu Yếu, Đối Pháp Luận Sớ, Kim Cang Kinh Luận Hội Thích, Di Lặc Hạ Sanh Kinh Sớ.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.