● Còn gọi là Lẫm Thiện Sinh, đôi khi còn gọi là Tú Tài, hoặc Sinh Viên, thường là những người đã đỗ thi Hương, đủ tư cách nhập học trường của phủ, châu, huyện; nhưng tùy theo xuất thân mà cách gọi hơi khác. Chẳng hạn như người thi đỗ vào trường do phủ, châu, huyện thành lập thì gọi là Tường Sinh. Dưới thời Minh – Thanh, nếu đỗ khoa thi Minh Kinh trong kỳ thi Hương, vào học Quốc Tử Giám thì gọi là Cống Sinh (khác với Cống Sĩ. Cống Sĩ là người đã đậu Cử Nhân, đỗ khoa thi Hội, đủ tư cách vào kỳ thi Đình, ta gọi là ông Cống, trong khi người đỗ kỳ thi Đình là Tiến Sĩ, gọi nôm na là ông Nghè. Còn Cống Sinh sau khi đã vào học trường Quốc Tử Giám thường gọi là Giám Sinh). Dưới thời Minh – Thanh, Địa Vị của Lẫm Sinh khá cao, họ được coi là đã dự vào hàng ngũ sĩ đại phu (dân khoa bảng), được coi là hàng thân sĩ tại địa phương, không phải làm việc lao dịch do nhà nước hoặc làng xã cắt đặt, gặp Tri Huyện chỉ vái chào, không phải quỳ. Nếu bị dính vào chuyện thưa kiện, Tri Huyện không được tùy tiện dùng hình cụ tra khảo họ. Nếu có chứng cớ phạm tội rõ ràng, phải chuyển lên các tòa án cao hơn để xét xử. Nếu có chuyện cần thiết, Lẫm Sinh có thể đến gặp thẳng Tri Huyện không cần phải có đơn từ tấu trình. Cũng trong thời này, Lẫm Sinh nhiều khi chưa đỗ khoa thi Hương mà chỉ trúng tuyển các kỳ Tuế Khảo (khoa thi hằng năm) của quận huyện, nhưng thành tích, phẩm hạnh ưu tú, nên vẫn được coi như hàng khoa bảng. Trong các triều đại, Lẫm Sinh được quốc gia trợ cấp lương bổng (trong khi Tú Tài thông thường không được châu, huyện cấp lương thực).
Lẫm Sinh
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội