Năm Thiên

● (Ngũ thiên) gồm có:

a) Tội Ba-la-di波羅夷(Skt=Pāli. pārājika), dịch là đứt đầu. Tội này rất nặng như người bị đứt đầu không thể sanh trở lạiđược. Tỳ-kheo cũng thế, phạm vào là không thể làm Tỳ-kheo trở lại được (Tỳ-kheo có 4 giới, Tỳ-kheo-ni có 8 giới).

b) Tội Tăng-già-bà-thi-sa僧伽婆尸沙(Skt.Saṃghāvẳeṣa, Pāli. Saṃghādisesa),

Trung Hoa dịch là Tăng tàn, phạm vào tội này cũng như người bị chém cổ, chỉ còn lại cuống họng cần phải cấp cứu mới có thể sống lại được. Tỳ-kheo cũng vậy muốn trở lại làm Tỳ-kheo thanh tịnh, thì cần phải có sự cứu chữa của Tăng bằng cách hướng về Tăng chúng sám hối tội này (Tỳ-kheo có 13 giới, Tỳ-kheo-ni có 17 giới).

c) Ba-dật-đề波逸提Ý(Skt. Pāyattika, Pāli. pācittika), Trung Hoa dịch là đọa, là Tỳ-kheo nào phạm vào tội này thì bị đọa vào địa ngục. Ở đây có 2 loại đơn đọa và xả đọa (hai loại này cộng lại thì đối với Tỳ-kheo có 120 giới, Tỳ-kheo-ni có 208 giới).

d) Ðề-xá-ni, gọiđủlà Ba-la-đề đề-xá-ni 波羅提提舍尼 (Skt. Pratideśanỵya, Pāli. pātidesanỵya), dịch là “huớng vào người khác mà sám hối”, nghĩa là Tỳ-kheo nào phạm vào tội này phải hướng về Tỳ-kheo khác mà sám hối, thì tội này mới tiêu diệt (Tỳ-kheo 4 giới, Tỳ-kheo-ni 8 giới).

e) Ðột-kiết-la突吉羅(Skt. duṣkṛta, Pāli. dukkaṭa), dịch là “ác tác”, nghĩa là chỉ cho những hành động tạo tác ác. Tội này thuộc loại nhẹ.

Nguyên tắc thọ giới Cụ túc phải hội đủ Tam sư Thất chứng (mười người) đối với người thủ đô và thành thị thì mới thành tựu giới, nhưng đối với các vùng biên địa thì cần Tam sư và Nhị chứng là đủ (tức năm   người) (theo hành sự sao quyển thượng).

This entry was posted in . Bookmark the permalink.