● Có nhiều cách hiểu như sau:
1.Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa (quan điểm này được đề xướng bởi Pháp Hoa Huyền Luận và được dùng phổ biến nhất trong phán giáo).
2.Ngũ Thừa là Thiên Thừa (pháp sanh trong Dục Giới), Phạm Thừa (tức những giáo pháp tu lên cõi Sắc và Vô Sắc), Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Phật Thừa. Đây là quan điểm của Lăng Già A Bạt Đa La Bảo Kinh.
3.Ngũ Thừa là Nhất Thừa, Bồ Tát Thừa, Duyên Giác Thừa, Thanh Văn Thừa, Tiểu Thừa (Tiểu Thừa ở đây có nghĩa là nhân thiên thừa). Đây là quan điểm của riêng Hoa Nghiêm Tông.
4.Ngũ Thừa là Thanh Văn Thừa, Độc Giác Thừa, Vô Thượng Thừa, Chủng Chủng Thừa và Nhân Thiên Thừa. Đây là thuyết được giảng trong Xưng Tán Đại Thừa Công Đức Kinh.
5.Theo Chân Ngôn Tông, Ngũ Thừa là Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa (gần giống quan điểm thứ nhất, nhưng Chân Ngôn Tông phối hợp mỗi thừa với một Đại, chẳng hạn Nhân Thừa là Địa Đại).
6.Tông Thiên Thai phán định Ngũ Thừa là Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa và Phật Thừa (tức là gộp chung Thanh Văn và Duyên Giác thành một thừa).