Phạn Bản

● Ngôn ngữ Ấn-độ gần giống như ngôn ngữ trời Phạn-thiên ở cõi Sơ-thiền, cho nên kinh chưa dịch thì gọi là Phạn bản, tức là kinh điển bằng ngữ văn Ấn-độ

● Chỉ một lối in kinh. Trong cách in kinh này, mỗi trang gồm mười hai dòng, mỗi dòng độ 17 chữ, được chia thành hai nửa trang, có vạch phân cách chính giữa, nhưng vẫn chỉ đánh số như một trang (chỉ in một mặt giấy). Do vậy khi xếp lại thành quyển để đóng gáy, hai mặt giấy trắng đâu lưng vào nhau, mỗi một trang giấy của quyển sách đã đóng chỉ là nửa trang giấy ban đầu (tức mỗi trang chỉ gồm sáu dòng; đúng ra phải gọi là cột), cứ mỗi hai mặt của một trang giấy đã xếp ấy mới gọi là một trang (vì thế lối in này còn gọi là Chiết Tử). Đây là cách in mô phỏng lối chép kinh theo hàng ngang trên lá bối của Ấn Độ nên gọi là Phạn Bản. Đôi khi có những bản in như Thục Bản lại được in theo lối Quyển Tử, tức mỗi trang được in trên một tờ giấy dài, mỗi một tờ như vậy gồm hai mươi ba hàng, mỗi hàng mười sáu hay mười bảy chữ, một bộ kinh in xong được cuốn thành cuộn chứ không xếp giấy đóng thành sách. Về sau này, tuy kỹ thuật ấn loát tiến bộ hơn, đã in được cả hai mặt giấy, nhưng nếu mỗi trang bị cắt ra như vậy thì bản in ấy vẫn gọi là Phạn Bản. Còn Phương Sách chính là lối in sách theo truyền thống Trung Hoa, mỗi mặt giấy được tính là một trang gồm năm hay sáu dòng, mỗi dòng là mười sáu chữ, sách luôn được xếp giấy đóng gáy như mọi sách vở trong cõi đời.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.