Pháp Giới

● 法界 e:  dharma realm. Pháp giới có nhiều nghĩa, Pháp Giới được chia làm 4 nghĩa, gọi là tứ pháp giới : sự pháp giới, lý pháp giới, lý sự vô ngại pháp giới và sự sự vô ngại pháp giới. Theo đó tất cả các pháp, mỗi pháp là chân như, nên một là tất cả, tất cả là một, hỗ tương nhiếp nhập, trùng trùng Duyên Khởi. Pháp là vạn pháp, giới là cõi; cõi pháp giới rộng lớn bao hàm là về sự. Hoa Nghiêm chủ trương lý tánh chơn như là pháp giới, cũng gọi là chơn như pháp tánh, thực tướng, thực tế. Tức pháp tánh, pháp thân, bản giác (tuệ giác vốn có), chân như. Tuệ giác của Phật được ví như khối thủy tinh trong suốt, vạn vật ảnh hiện đủ cả. Cái khối trong suốt ấy là tâm thể tách rời phân biệt. Pháp Thân có nghĩa là Phật lấy tâm thể bản giác làm thân, và pháp thân ấy cũng gọi là trí thân. Khởi tín luận: “Tuệ giác là tâm thể tách rời phân biệt. Tâm thể tách rời phân biệt ấy chính là pháp tánh đồng nhất, đồng đẳng không gian, phổ biến toàn thể – là pháp thân bình đẳng mà các đức Như lai đã chứng ngộ. Chính pháp thân này được gọi là tuệ giác vốn có. Nhưng gọi như vậy chỉ vì đối với tuệ giác mới có, mà tuệ giác mới có thì đồng nhất với tuệ giác vốn có.” (H.T Thích Trí Quang dịch)

This entry was posted in . Bookmark the permalink.