Tánh Chân Thật

● Là thật hữu, tức là có một cách đích thực, gọi là hữu thể. Khởi tín luận ghi : “Chân Như mà phân tách theo ngôn ngữ thì có hai mặtmột là Không một cách đúng như sự thật (như thật không), vì biểu thị thật thể một cách trọn vẹn; hai là Có một cách đúng như sự thật (như thật bất không), vì thật thể sung mãn mọi phẩm chất sẵn có mà thuần túy. Không một cách đúng như sự thật là chân như xưa nay không thích hợp với mọi sự ô nhiễm, vì chân như thì phi phạm trù đối kháng nhau, siêu phân biệt không chính xác. Hãy nhận thức chân như phi khẳng định, phi phủ định, phi cả khẳng định phủ định, phi không khẳng định phủ định; phi đồng nhất, phi biệt lập, phi cả đồng nhất biệt lập, phi không đồng nhất biệt lập. Nói tổng quát, chúng sanh thì hay phân biệt, phân biệt liền liền và đủ cách, nhưng mọi sự phân biệt ấy toàn không thích hợp với chân như, nên nói là Không. Như vậy tách rời phân biệt thì thật không có gì phải làm cho không đi. Có một cách đúng như sự thật là thật thể đã không vì không phân biệt, thật thể ấy chính là tâm thể chân như, bất biến, sung mãn mọi sự trong sáng, nên gọi là Có. Có như vậy cũng không phải là cái có có thể thủ đắc, vì đó là lĩnh vực siêu việt phân biệt mà thực chứng mới thích ứng.” (H.T Thích Trí Quang dịch)

This entry was posted in . Bookmark the permalink.