Thật Tướng

● 寔相  e: actual appearance. Tướng chân thật không giả dối, tức là chỉ cho bản thể vạn hữu trong vũ trụ, chỉ có trí tuệ xuất thế gian mới nhận biết được. Bản thể ấy có khi gọi là Pháp tánh, Chơn như hay Thật Tướng. Danh từ tuy khác mà thể là một. Thật tướng tức là tướng “vô”, nghĩa là cái tướng không hình tướng, không sinh diệt, không thể diễn tả, không thể suy lường.

Thật tướng là một trong bốn cách niệm Phật, gọi là “thật tướng niệm Phật”; tức là quán niệm chân tướng của tự thân và tất cả các pháp là không hình không tướng, giống như hư không, tâm và chúng sinh, xưa nay vốn bình đẳng. Niệm niệm nối tiếp nhau, ngày đêm không gián đoạn, thì chánh định hiện tiền. Tông Tịnh Độ cho rằng, danh hiệu đức Phật A Di Đà chính là pháp thật tướng; cho nên, nhất tâm chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà tức là “thật tướng niệm Phật”.

Luôn tiện xin ghi thêm: Ngoài ba cách niệm Phật (trì danh, quán tưởng, thật tướng) ở trên, còn một cách nữa, gọi là “Quán Tượng Niệm Phật”; tức là, mắt chiêm ngưỡng hình tượng của Phật, miệng xưng niệm danh hiệu Phật, thì tâm không tán loạn, bản tính Phật từ đó mà hiển hiện. Cứ như thế, niệm niệm không gián đoạn, tâm ý thuần nhất, không có gì xen lộn

This entry was posted in . Bookmark the permalink.