Thỉ Giác

● Do tu tập, dần dần đoạn phá vọng nhiễm từ vô thủy đến nay, thấu hiểu nguồn tâm vốn sẵn có, thì gọi là Thỉ Giác. Do tu hành theo thứ tự, đoạn trừ vô minh, phiền não, trở về với tánh thể thanh tịnh nên gọi là Thỉ Giác (sự giác ngộ đến bây giờ là lúc đã đoạn sạch mọi vô minh mới phát hiện). Còn Bổn Giác là sự giác ngộ sẵn có trong tự tâm, Tịch Tĩnh, bất động, vô nhiễm gọi là Bổn Giác. Nói cách khác, Thỉ Giác là sự giác ngộ do tu chứng, nhận biết được Bổn Giác. Còn Bổn Giác là cái sẵn có, thường được gọi bằng Tự Tánh Phật, Pháp Thân v.v… Đại Thừa Khởi Tín Luận chia Thỉ Giác thành bốn Địa Vị :1

1.Bất Giác tức Địa Vị Thập Tín, tuy đã biết do ác nghiệp chiêu cảm khổ quả, không còn tạo tác sự ác nơi thân và miệng, nhưng vẫn chưa sanh khởi được Đoạn Hoặc trí.

2.Tương Tự Giác tức Nhị Thừa thánh nhân và những vị Bồ Tát thuộc Địa Vị Tam Hiền, tuy đã xa lìa Ngã Chấp, nhận biết lý Ngã Không, nhưng vẫn chưa bỏ được ý niệm phân biệt Pháp Chấp.

3.Tùy Phận Giác : Từ bậc Sơ Địa đến Cửu Địa, hiểu rõ hết thảy các pháp chỉ do tâm biến hiện, nhưng chưa hiểu trọn vẹn lý Chân Như Pháp Thân.

4.Cứu Cánh Giác : Chính là Thập Địa Bồ Tát.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.