● (317-420): Tiếp theo thời Tây-Tấn là thời Đông-Tấn. Lúc đó ở vùng biên thùy phía Bắc và Tây Bắc của Trung-quốc có năm bộ tộc sinh sống gồm Hung-nô, Tiên-ti, Yết, Chi, và Khương (mà sách sử thường gọi một tên chung là tộc Ngũ-hồ). Trong năm bộ tộc này thì Hung-nô là hùng mạnh nhất. Từ lâu, các bộ tộc này vẫn dòm ngó vùng đất phì nhiêu của Trung-quốc, và lúc nào cũng lăm le tiến chiếm. Cuối thời Tây-Tấn là một thời kì vô cùng hỗn loạn vì nội bộ hoàng tộc tranh giành, chém giết nhau vì quyền lợi, triều đình rất suy yếu. Bộ tộc Hung-nô thừa dịp này, vào năm 316, đã tràn xuống đánh phá và tiêu diệt nhà Tây-Tấn, chiếm hết lãnh thổ vùng Giang-bắc, thành lập quốc gia cho Hung-nô, đặt quốc hiệu là Triệu (sử gọi là Tiền-Triệu). Lúc đó, một người trong hoàng tộc Tây-Tấn là Tư-mã Duệ, lui xuống vùng Giang-nam, tự xưng đế, lập nên vương triều Đông-Tấn, đóng đô ở thành Kiến-khang (tức Kiến-nghiệp, nay là Nam-kinh). Vương triều này truyền nối được 11 đời vua, kéo dài 104 năm,
Thời Đông-Tấn
Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội