Thường Lạc Ngã Tịnh

● Bổn Giác, Thỉ Giác.Thường Lạc Ngã Tịnh là bốn cái đức: Chơn thường, Chơn lạc, Chơn ngã, chơn tịnh; trong kinh Niết Bàn nói rõ để đả đảo phá 4 món chấp điên đảo của các phái ngoại đạo là:  Không thường chấp là thường, không lạc chấp là lạc, không ngã chấp là ngã, không tịnh chấp là tịnh, lìa tất cả vọng tưởng, soi sáng khôn thiêng, có cái đức giác tri, thế là nếu không do tu mà thành được vậy sao? Ðấy chính là cái tánh đức nó vẫn tự có sẵn sàng nên gọi là “Bản Giác”, tức là pháp thân của Như Lai. Song cái thể của bổn tâm ấy từ vô thỉ đến nay nó bị cái vô minh phiền não làm chướng ngại che lấp đi, một mai nương nơi công phu tu trì trừ sạch vô minh rồi, tánh đức ấy mới sáng rỡ ra được nên gọi là “Thỉ Giác”. Nhưng, sáng suốt mà nhận xét ra thì Thỉ Giác nó chẳng riêng biệt, nguyên vẫn là cái thể của Bổn Giác, nên Thỉ Giác, Bổn Giác đều đồng một thể, vì ngoài Bổn Giác không có Thỉ Giác, bởi Thỉ Giác chính đồng với Bổn Giác làm một thể.

4 đức của Niết-bàn:

1/ Thường: thể của Niết-bàn thường hằng bất biến, không sinh-diệt và, tùy duyên hóa-dụng, vẫn thường không đoạn-tuyệt.

2/ Lạc: thể của Niết-bàn tịch-diệt, an-lạc vĩnh-viễn và, vận-dụng tự-tại, làm gì đều hợp với tâm.

3/ Ngã: đứng về “thể”, “tự- thực” (chân-thực nơi tự-thể) là “ngã”; đứng về “dụng”, “tự-tại” (tự-do không chướng ngại) là “ngã”: Chân-thực không biến-đổi, tự-tại không ngăn vướng là “chân-ngã”.

4/ Tịnh: thể của Niết-bàn, giải-thoát hết thảy những cấu-nhiễm và, tùy nơi hóa-duyên mà không bị nhơ-nhớp.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.