Cao Tăng Dị Truyện – An Thế Cao

Sa môn An Thanh tự Thế Cao người nước An Tức (*), đến kinh đô dịch kinhTrong khoảng 23 từ Mậu Tý (148) (**) đến Canh Tuất (170) (***) Ngài dịch được 90 bộ, 115 quyển.

Năm Tân Dậu, Ngài đến Lô Sơn, ở đây có thần miếu rất linh, dân chúng đến dâng lễ cầu phước đông đến hơn ba mươi thuyền. Thần giáng cơ bảo:

– Dưới thuyền có Sa môn, nên mời lại.

Dân chúng mời Ngài đến, Thần lại giáng cơ nói:

– Tôi xin thưa cùng ông xuất gia học đạo. Tôi ưa bố thí mà sân nhiều, nay làm thần miếu, thọ mạng có thể hết sớm, không biết lúc nào, lại sợ đọa vào địa ngục. Nay tôi có ngàn khúc lụa và một số bảo vật, ông hãy vì tôi làm Phật sự, tạo tháp để cho tôi được sanh chỗ lành.

Ngài bảo thần miếu hiện hình. Thần hiện thành con rắn lớn, khóc lóc như mưa. Ngài bèn thâu lụa, bảo vật rồi từ biệt đi. Đến Dự Chương, Ngài dựng chùa Đại Anxây dựng tháp ở Giang Hòa. Chẳng bao lâu thần miếu chết, về báo đã được sanh cõi lành. Sau người ở Sơn Tây, thấy xác rắn trong đầm, đầu đuôi đài đến mấy dặm.

Đến nay, huyện Tầm Đương vẫn còn thôn Đại Xà.

(*) Nước An Tức (Parthic) – phía Đông Bắc Ba Tư ngày xưa.

(**) Thời Đông Hán – Hoàn Đế niên hiệu Kiến Hòa.

(***) Thời Đông Hán – Linh Đế niên hiệu Kiến Ninh.

Nguồn:thuvienhoasen.org