Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Người Nối Dòng Pháp

Đạo cả không lời
Vào cửa chẳng hai
Pháp môn lượng
Ai là kẻ sau.

 (Chí đạo vô ngôn
Nhập bất nhị môn
Pháp môn lượng
Thùy thị hậu côn.)

Thiền Sư TÍNH TUYỀN (1674 – 1744) –  Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Các dòng Thiền tại VN hầu hết từ Trung Quốc truyền sang từ nhiều thế k trước. Một vài dòng Thiền chuyển hóa thành các Thiền phái mới, và giáo pháp từ Bồ Đề Đạt Ma lại tái sinh trong các hình thức mới và trong hòan cảnh lịch sử mới.
Trong thế k hai mươi, một truyền thống khác đã truyền sang – mà không có công án.
Phật Giáo Theravada, còn gọi là Nam Tông, truyền sang Việt Nam, trứơc tiên là từ Cam Bốt và sau đó là từ Thái Lan, và đã đem vào pháp Thiền Vipassana, còn gọi là Thiền Minh Sát, như một công cụ mãnh liệt để an tâm và như một lối đi tới giải thóat có thể hiểu được.
Có dị biệt nào giữa Thiền Tông và Vipassana? Có phải đó là những pháp khác nhau để làm chủ tâm mình? Có phải hai pháp này nằm trong lượngpháp môn mà chúng ta phải tu tập? Và, có phải chỉ có một vị của giải thóat?)

Nguồn:thuvienhoasen.org