Năm 234

Ngài Duy Kì Nan vốn là người Thiên-trúc. Tổ tiên thờ dị đạo, dùng lửa cúng tế là chính. Bấy giờ có Sa-môn Thiên-trúc tập học pháp tiểu thừa, hành nhiều đạo thuật. Khi đi xa gặp trời tối, muốn ngủ nhờ nhà Kỳ Nan. Nhà Kì Nan thờ dị đạo, khinh thị Thích tử bèn chỉ cho Ngài tá túc bên ngoài cửa. Ðêm ấy Sa-môn mật trì chú thuật khiến cho nhà Nan các ngọn lửa đều biến mất. Thế là cả nhà đều chạy ra, khể thỉnh Sa-môn vào nhà cúng dường. Sa-môn dùng chú thuật khiến cho lửa hoàn trở lại. Kì Nan thấy Sa-môn thần lực thù thắng, liền sanh tin ưa đối với Phật pháp. Từ đó bỏ hết bổn sự xuất gia học đạo, nương vào Sa-môn tôn làm Hoà thượng. Thọ học tam tạng diệu thiện tứ hàm, du hoá các nước, nơi nơi đều phụng trì. Năm thứ ba đời Ngô Hoàng Vũ1224 DL, ngài cùng đồng bạn là Trúc Luật Viêm, cùng đến Vũ Xương mang Ðàm-bát kinh Phạm bổn. Ðàm-bát đó tức là kinh Pháp cú vậy. Bấy giờ học sĩ đất Ngô cùng thỉnh Ngài dịch kinh. Kì Nan chưa thông suốt quốc ngữ, bèn cùng bạn Luật Viêm2Trúc Tương Viêm dịch ra Hán văn. Viêm cũng chưa giỏi Hán ngữ, lại có chỗ chưa thấu triệt, chí còn nơi bổn nghĩa, từ ngữ còn chất phác. Ðến cuối đời Tán Tuệ3vua Huệ Đế (ở ngôi 290 – 306) nhà Tấn, có Sa môn Pháp Lập, dịch ra làm năm quyển. Sa-môn Pháp Cự chấp bút, từ ngữ ít sai sót. Pháp Cự còn dịch một tiểu kinh, gồm bốn đầu sách. Cuối năm Vĩnh Gia có loạn lạc, nên phần nhiều không còn.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.