A Tăng Kỳ

● (Asamkhya), Tàu dịch là vô số, nghĩa là một số rất nhiều không tính đếm đặng. A Tăng Kỳ là số đứng đầu trong 10 số lớn

01) A Tăng Kỳ,

02) Vô lượng,

03) Vô biên,

04) Vô đẳng,

05) Bất khả sổ,

06) Bất khả xưng,

07) Bất khả tư,

08) Bất khả lượng,

09) Bất khả thuyết,

10) Bất khả thuyết Bất khả thuyết.

● (Asamkhya) còn được phiên âm là A Tăng Xí Da, Tăng Kỳ, dịch nghĩa là Bất Khả Toán Số, Vô Lượng Số, hoặc Vô Ương Số. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm. Một A-tăng-kỳ kiếp là một ngàn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn triệu (chín chữ Vạn) kiếp. Mỗi kiếp tính bằng 432 triệu năm ở cõi đời . Thế nhưng, theo Đại Tỳ Bà Sa Luận, quyển 177, lại có ba loại A-tăng-kỳ:

1.Kiếp A-tăng-kỳ lấy một kiếp làm một A-tăng-kỳ.

2.Sanh A-tăng-kỳ tức là trong mỗi một kiếp trải quả vô số đời.

3.Diệu hạnh A-tăng-kỳ tức là trong mỗi một kiếp tu hành vô số diệu hạnh.

Luận Tỳ Bà Sa cho rằng hành nhân phải tu tập trọn đủ cả ba loại A-tăng kỳ như thế mới thành Vô Thượng Chánh Giác. Do vậy, ngoài cách giải thích thông thường “tam A-tăng-kỳ là thời gian tu tập trải qua ba A-tăng-kỳ”, còn có qua điểm giải thích “tam kỳ” chính là tu tập trọn đủ ba loại A-tăng-kỳ như luận Tỳ Bà Sa đã giảng.

● 阿僧祇 (S: asaṃkhya) : số mục Ấn Độ xưa, bằng 1047

This entry was posted in . Bookmark the permalink.