Ấm

● Tiếng Phạn “skandha”, cựu dịch là “ấm”, hay “chúng”; tân dịch là “uẩn”. Như vậy, chữ “ấm” vừa mang ý nghĩa “chứa nhóm” của chữ “uẩn”, vừa có nghĩa là “che lấp”; ý nói rằng, năm nhóm sắc, thọ, tưởng, hành và thức tích tụ lại, làm che lấp chân tánh, khiến hành giả thiếu sáng suốt nên khó tiến xa trên đường giác ngộ.

Nói rằng sắc, thọ, tưởng, hành, thức làm che lấp chân tánh, theo chúng tôi, đó chỉ là cách nói chủ quan. Các bậc giác ngộ (Phật, Đại Bồ-tát, A-la-hán, chư Tổ, v.v…) cũng mang thân “ngũ uẩn”, nhưng các Ngài có bị che lấp chân tánh đâu! Có lẽ vì vậy mà các nhà tân dịch đã không muốn dùng chữ “ấm”, mà đã dịch chữ “skandha” là “uẩn” – là một sự diễn tả có tính cách khách quan hơn

This entry was posted in . Bookmark the permalink.