Chữ Vạn

● (卍). Thật ra đây không phải là một chữ, mà là hình dạng của một tướng tốt của đức Phật và chư vị Bồ-tát ở bậc Thập-địa và Đẳng-giác; biểu hiện cho đức cát tường. Người Trung-quốc còn viết nó thành chữ “萬” (vạn) để biểu ý rằng Phật có đủ vạn Công Đức thù thắng. Nguyên vào thời tối cổ của Ấn-độ, hình “卍” được coi là một phù hiệu, chính là sợi lông xoắn ở trên ngực trời Phạm Thiên, tiêu biểu cho sự cát tường, thanh tịnh và viên mãn. Trong thời Phật tại thế, phù hiệu ấy được cả Phật Giáo, Bà-la-môn giáo và Kì-na giáo đều sử dụng. Riêng trong Phật Giáo, nó được coi là một tướng tốt hiện trước ngực của Phật và chư vị Pháp-thân Bồ-tát; về sau nó dần dần trở thành một phù hiệu đặc biệt đại biểu cho Phật Giáo. Ngoài Ấn-độ ra, các dân tộc thuộc giống người Aryan thời cổ như Ba-tư, Hi-lạp, Phổ (Đức) v.v… cũng dùng hình trên làm phù hiệu, tượng trưng cho ánh sáng mặt trời, ánh sáng điện, ánh sáng lửa v.v…

This entry was posted in . Bookmark the permalink.