Hưng Cừ

● 興蕖 (S: hiṅgu, devil’s dung) còn gọi là A Ngụy, A Ngu, Cáp Tích Ni, Vân Đài v.v… Còn phiên âm là Huân Cừ, Hưng Cù, Hưng Cựu, Hưng Nghi, Hình Ngu, hoặc Hình Cụ, vốn chỉ mọc ở Tân Cương, Hòa Điền (Khotan), Tây Tạng, Ấn Độ, Iran, A Phú Hãn v.v… là một loại thảo mộc, có tên khoa học là Ferula Asafoetida, cao tối đa hai mét, thân củ mập, sắc trắng, mùi hôi như tỏi, nhưng củ nhỏ hơn, thường dùng làm gia vị, rất khó chịu khi chưa nấu. Khi bẻ thân loại cây này, chỗ gãy sẽ tiết ra dịch nhờn, dịch nhờn ấy có thể dùng làm thuốc với tên gọi được gọi là A Ngụy (thường bị đọc trại thành A Ngùy). Hưng Cừ phải được bỏ trong lọ đậy kín để khỏi làm các thứ khác bị nhiễm mùi. Ở Ấn Độ, loại cây này mọc phổ biến nhất tại vùng Jammu và thường được các tín đồ đạo Jain và giáo phái thờ thần Vishnu của Ấn Độ giáo ăn thay cho hành, tỏi.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.