● Tiếng Phạm gọi là “Kỳ-dạ” (Geya). Tàu dịch là “trùng-tụng” là một lối thơ bốn câu, nói lại nghĩa của văn xuôi. Lại còn một thứ kệ tiếng Phạm gọi là “Già-đà” (Gàthà) Tàu dịch là “Phúng-tụng” hay “Cô-khởi-tụng”. Nghĩa là : Lối thơ cũng 4 câu nhưng, tự sáng-tác riêng biệt, không phải nói lại nghĩa của văn xuôi.
● Kệ là đơn vị đo phân lượng của một văn bản theo truyền thống Cổ Ấn Độ. Cứ bốn câu (không cần biết dài ngắn, có vần hay không vần) thì gọi là một “kệ”, chứ không phải là kệ tụng như ta thường thấy trong kinh điển.