● Của Động Sơn hay Động Sơn Ngũ Vị (Nh. Go-i).Năm cấp bậc chứng ngộ do Động Sơn Lương Giới thiết lập. Giống như 10 bài kệ tranh Chăn Trâu, đây là các mức độ khác nhau về sự thành tựu trong Thiền do Thiền Sư Động Sơn thiết lập, trong tiếng Nhật, Năm Vị này theo thứ bậc đi lên được biết như là:
Sho-chu-hen: Chánh trung thiên
Hen-chu-sho: Thiên trung chánh
Sho-chu-rai: Chánh trung lai
Hen-chu-shi: Thiên trung chí
Ren-chu-to: Kiêm trung đáo.
Các từ nòng cốt chánh và thiên là hai khía cạnh hỗ tương của cái Một. Vài phụ giải như sau (trong mỗi trường hợp chánh được thiên theo sau): tuyệt đối – tương đối, không – sắc, bình đẳng – phân biệt, một – nhiều, ta tuyệt đối – ta tương đối; chữ trung (chu) có nghĩa là “ở trong” hay “ở giữa” biểu thị mối tương quan của chánh và thiên.
1.Chánh trung thiên: Ở ngộ vị này, thế giới hiện tượng ngự trị, nhưng nó được nhận thức như là chiều kích của Ngã tuyệt đối.
2.Thiên trung cánh: Ở giai đoạn thứ nhì này, hình thái vô phân biệt đến với giai đoạn trước một cách mãnh liệt và sự phân biệt lùi vào hậu trường.
3.Chánh trung lai: Giai đoạn thứ ba là ngộ vị trong ấy không còn ý thức về thân hay tâm. Cả hai đã được “xả bỏ” hoàn toàn.
4.Thiên trung chí: Với ngộ vị này, cái tính duy nhất của mỗi sự vật được nhận thức ở mức độc nhất vô nhị cao nhất. Bây giờ, cái tách là cái Tách là cái TÁCH.
5.Kiêm trung đáo: Ở vị thứ năm này hay vị cao nhất, sắc và không tương tức tương nhập đến độ không còn ý thức cả hai, các ý niệm mê hay ngộ hoàn toàn biến mất. Đây là giai đoạn của tự do viên mãn bên trong.
● Hương vị trong thức ăn có: mặn, đắng, chua, cay, ngọt. Nhưng 5 vị nơi đây, Thiền-Sư chỉ cho 5 trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc.