Pháp Sư Huyền Trang

● Ngài họ Trần, tục danh là Vĩ, người đất Uyển Sư, triều đại nhà Ðường. Năm 13 tuổi, Ngài đi xuất gia nơi người anh ruột tên là Trương Tiệp tại chùa Tịnh Ðộ, Lạc Dương. Ngài nghe kinh Niết-bàn nơi ngài Tuệ Cảnh, Nhiếp Ðại Thừa luận nơi Nghiêm Pháp Sư. Niên hiệu Vũ Ðức năm đầu, Ngài cùng ông anh vào Trường An, tới Thành Ðô học Nhiếp Luận, Tỳ Ðàm nơi hai ngài Ðạo Cơ và Bảo Thiên, nghe giảng Pháp Trí luận nơi Chấn Pháp Sư. Sau 5 năm, Ngài thụ cụ túc giới, học tập về luật. Ngài tới Kinh châu, Tương châu, Triệu châu, và Trường An tham học về luận. Ngài có tới nghe giảng Nhiếp Ðại Thừa luận nơi hai đại đức Pháp Thường và Tăng Biện là hai vị nổi tiếng tại Kinh đô đương thời, nhưng đối với Ngài, Ngài chưa cảm thấy có sự sáng tỏ, Ngài quyết chí tây du học đạo. Niên hiệu Trinh Quán năm thứ ba, triều nhà Ðường, Ngài lên đường học đạo tại Ấn Ðộ. Trải bao nhiêu gian lao, nguy hiểm, niên hiệu Trinh Quán năm thứ 7, Ngài tới nước Ấn Ðộ. Với tu chất thông minh, quyết chí tham học Kinh, Luật, Luận nơi các bậc tôn túc khắp nơi, Ngài đã đạt thành ý nguyện và đã nổi tiếng trong các cuộc tham luận. Niên hiệu Trinh Quán năm thứ 19, Ngài về tới Kinh đô nhà Ðường, mang theo 657 bộ kinh sách bằng chữ Phạm dâng lên triều đình. Vua Thái Tông cho lập ban phiên dịch tại chùa Hoằng Phúc, sau chuyển về chùa Từ-Ân. Phiên dịch được 75 bộ, gồm 1,335 quyển. Ngài viên tịch vào tháng 5 năm năm Ngài 65 tuổi.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.