Pháp Trần

● 法塵 defiling objects of dharmas. Là những cảnh ở trong tâm ý, chứ không phải ở ngoài thân. Chúng là đối tượng của ý căn (hay cảnh giới tri giác của ý thức), gồm một phạm vi vô cùng rộng rãi, phức tạp và trừu tượng, là tất cả những đối tượng cảm giác của năm thức trước, những ý tượng, ảnh tượng, và tư tưởng không ảnh tượng; ngoài ra, cũng còn phải kể tới các loại vô biểu sắc, các loại tâm sở, các pháp “bất tương ưng hành”, và các pháp “vô vi”.

● Cảnh phân biệt của thức thứ sáu, tức ý thức bao gồm tất cả sự vật mà ý thức có thể nghĩ tới được, tưởng tượng được. Vd, mở mắt ra thấy một đóa hoa hồng. Đóa hoa đó là sắc pháp, là cảnh trần của mắt (nhãn thức). Đồng thời, ý thức cũng sinh khởi, nhận biết đó đúng là hoa hồng không sai. Như vậy hoa hồng cũng là pháp trần và là cảnh duyên của ý thức. Nếu ta nhắm mắt lại, nhãn thức không khởi tác dụng nữa, nhưng ý thức vẫn có thể tưởng tượng ra hoa hồng. Hình ảnh tưởng tượng đó cũng là pháp trần, nhưng là cảnh duyên riêng của ý thức, chứ nhãn thức không thể duyên được.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.