Yoga

● (Du-già) dịch nghĩa là tương ưng (thích ứng với nhau), chính yếu là tương ưng chỉ (xa-ma-tha) và quán (tỳ-bát-xá-na). Kinh Giải thâm mật : “Vào lúc bấy giờ đại Bồ Tát Từ thị thưa Phật: bạch đức Thế tôn, trong Đại Thừa, các vị Bồ Tát y cứ vào chỗ nào và trú ở vào chỗ nào mà tu tập chỉ quán? Đức Thế tôn dạy đại Bồ Tát Từ thị : Thiện Nam tử, hãy nhận thức rằng, trong Đại Thừa, các vị Bồ Tát tu tập chỉ quán thì lấy giáo pháp của Như lai thiết lập mà làm chỗ y cứ, lấy sự không bỏ mất tâm nguyện vô thượng Bồ-đề mà làm chỗ trú ở.” Lấy giáo pháp của Như lai thiết lập mà làm chỗ y cứ, nghĩa là “đối với giáo pháp ấy, Bồ Tát khéo lắng nghe, khéo tiếp nhận, văn khéo rành rẻ, ý khéo tìm tòi, thấy khéo thông suốt; rồi chính nơi giáo pháp phải khéo tư duy như vậy, Bồ Tát một mình ở chỗ không phiền không ồn mà tác ý tư duy; sự tư duy này phải được nội tâm liên tục tác ý tư duy hễ đứng vững rất nhiều trong cái chánh hạnh ấy, sanh ra sự khinh an nơi thân và sự khinh an nơi tâm, thì đó là chỉ, và Bồ Tát như vậy là cầu về chỉ. Bồ Tát này do cái thân tâm khinh an trên đây làm nền tảng, đối với ấn tượng chánh định theo giáo pháp phải khéo tư duy nói trên, hãy quan sát, thắng giải, bỏ cái tâm tướng về chỉhễ đối với ấn tượng chánh định cần phải chứng biết ấy mà chính xác quyết trạch, cùng cực quyết trạch, tầm tư toàn bộ, tứ sát toàn bộ, rồi xác nhận, ưa thích, hiểu biết, nhìn thấy, xét thấy, thì đó là quán, và Bồ Tát như vậy là khéo về quán.” (H.T Thích Trí Quang dịch) Cho thấy, chỉ và quán là tự tánh của chánh lý Du Già.

This entry was posted in . Bookmark the permalink.