Chuyện không vui như “đội sổ” xảy ra thường xuyên trên đời và có thể xảy ra cho bất cứ ai. Chỉ có một sự khác biệt, đó là khác biệt giữa người không buồn và người buồn khi đối đầu với bất hạnh.
Thử nghĩ: Bạn vừa vui với cô bạn trên bãi biển một chiều hè. Lúc về nhà bạn thấy cả một xe phân đổ trước cửa nhà.
Bạn không có đặt mua phân. Không phải lỗi của bạn.
Phân thúi nồng nặc và mùi thúi vô tận nhà bạn. Bạn không thể chịu nổi.
Bạn lâm vào thế kẹt. Không ai thấy người đổ phân, bạn không thể gọi họ đến hốt đi.
Trong ẩn dụ trên xe phân trút trước nhà chỉ bất hạnh ụp xuống đời bạn; bạn không đặt mua tức bạn không biết trước; thế kẹt, không thể gọi ai hốt hàm ý chỉ có bạn phải giải quyết; mùi phân nồng nặc vô nhà có nghĩa ảnh hưởng xấu của bất hạnh đối với bạn. Vậy bạn phải tính sao, giải quyết thế nào?
Tôi xin đơn cử ba giải pháp sau:
– Than trách: tại sao tôi phải chịu cảnh này!
– Hôi thúi làm cho tôi không chịu được: chết cho rồi!
– Thế kẹt buộc tôi phải tự lo lấy.
Hai giải pháp đầu tiêu cực, không giải quyết được gì. Giải pháp thứ ba có hai cách giải quyết như sau:
Cách 1: làm quen với nó bằng cách đem phân theo trong túi áo, túi quần, cặp sách .v.v… nhưng làm vậy bạn sẽ bị mọi người tránh xa. ẩn dụ này nói rằng bạn chán ngán, nản lòng, tiêu cực. Đó là cách giải quyết cầu may thông thường đối với nghịch cảnh: “Chịu đựng cho nó qua cho rồi!” Và bạn bị mọi người tránh xa là phải vì chưa kể với thời gian phân sẽ rữa, thúi thêm.
Cách 2: Ra tay dọn dẹp. Đem xuổng, cuốc, xe đẩy ra để xúc đem phân ra giồng sau vườn bón rau cải, bông hoa, cây trái. Công việc rất nặng nhọc, nhưng đâu còn chọn lựa nào hay hơn. Nếu không làm xong được trong ngày thì làm lần hồi. Sau cùng đống phân cũng được dời đi, sân nhà sẽ hết hôi thúi. Hơn thế nữa, phân sẽ giúp rau cải tốt tươi, bông nở với nhiều sắc, nhiều hương và cây đơm nhiều trái ngọt. trái ngọt hoa thơm mời hàng xóm đến, có thêm bạn bè.
“Xúc đem phân ra giồng” hàm ý bạn tự giải quyết bất hạnh và biến bất hạnh thành hạnh phúc, tức có “trái ngọt, hoa thơm, rau cải tốt”. Quán chiếu vườn tâm mình, bạn chỉ có thể làm mình ên và làm với chữ nhẫn. Bạn cần nhiều tháng, nhiều năm để buông xả khổ đau hầu thấy hoa hạnh phúc kỳ diệu bừng nở, hương tình thương bay khắp nơi nơi và cây trí tuệ đơm trái quằn cành. Bạn sẽ chia sớt tất cả với mọi người, mọi vật để lòng từ ngời sáng.
Từng trải nghiệm khổ đau và vun trồng vườn tâm, chúng ta hãy dang tay ôm lấy người đang khổ đau và ôn tồn nói rằng, “Tôi biết”. Họ nhận thức được chúng ta đã hiểu. Lòng từ sẽ chớm nở. Bấy giờ chúng ta giới thiệu họ “cuốc, xểng, xe đẩy” và chỉ họ cách “biến phân thành hoa, rau, cải.”
Tôi biết nhiều thiền sư rất tự tại trước nghịch cảnh, nhưng không mấy vị là thầy giỏi. Phải chăng vì họ có cuộc sống quá an lành (không bị đổ phân trước nhà)? Ajahn Chah mà tôi quý như một đại sư chắc từng bị “đổ không phải một xe phân mà cả một hãng phân trước nhà.”
Bài học trên cho chúng ta thấy rằng nếu muốn theo con đường từ bi, chúng ta phải nói như sau lúc ta gặp nghịch cảnh: “Ồ, thêm phân cho vườn nhà!”