Của cải của thế giới thì hữu hạn và lòng tham con người thì không có giới hạn. Mặc dù người ta biết an phận thủ thường là hạnh phúc nhất, nhưng ít người từ bỏ được lòng tham và sự dâm dục. Hầu hết mọi người đều biết rằng trừ bỏ lòng tham là trí huệ chân thực và cần thiết cho một sinh mệnh cao quý.
Ví dụ sau đây minh họa quan điểm đó. Ngày xưa có một vị thần đi dạo xuống cõi trần. Đi một lúc ông ta thấy một người phàm đang đi dạo trên đường. Vị thần liền đi dạo chung, cũng giống như một người bình thường. Một lúc sau, người đàn ông cảm thấy khát. Ông ta thấy ông kia đang mang một bình nước bên hông, vì thế ông ta hỏi: “Có còn nước trong bình của ông không?”.
Vị thần đưa bình nước cho ông ta và nói: “Cả bình còn đầy, ông có thể uống bao nhiêu tùy ý”. Người đàn ông uống hết bình nước và cảm thấy nó chỉ thỏa được một chút cơn khát, nhưng cũng làm xua tan được sự mệt nhọc. Họ tiếp tục đi một lúc thì ông ta đột nhiên nói: “Tôi ước gì đó là rượu vang ở trong bình của ông”. Vị thần mỉm cười, đưa bình nước cho ông ta nói: “Có rượu trong đó. Cứ uống nếu ông muốn”. Ông ta không tin, nhưng vẫn uống thử. Và rất ngạc nhiên, những gì ông ta uống là rượu vang, rất thơm.
Ông ta ngạc nhiên và nghĩ người bạn đồng hành của mình phải là một vị thần, bởi vì chỉ có thần mới có thể làm thế. Ông ta nghĩ đó là một cơ hội tốt để đòi hỏi thêm. Nên ông ta nói: “Bây giờ tôi ước gì nó là thuốc tiên trong cái bình của ông”. Vị thần cười và mở nắp bình. Người đàn ông nghĩ vị thần chắc lại cho mình thuốc tiên, nên ông ta mở miệng ra và chờ đợi. Nhưng chẳng có gì trong bình, và vị thần lắc cái bình một lần nữa và biến mất.
Nhà văn Nga Ivan Andreevich Krylov viết trong một chuyện ngụ ngôn: “Người tham lam muốn mọi thứ, nhưng cuối cùng họ sẽ mất mọi thứ”. Một người tham lam không biết cách nào để điều khiển tham muốn của mình. Anh ta bị mù sau khi anh ta ham muốn, nhưng cuối cùng kết thúc của anh ta là tay không. Một người thông tuệ thực sự, trái lại, không lãng phí thời gian của họ để truy cầu những lợi ích của nhân thế. Nhưng cuối cùng, những gì mà anh ta có thì người khác có muốn cũng không có được.”