Không bắt đầu, không cuối cùng?

Hỏi:

 Nói là từ không chỗ bắt đầu, rồi đến chỗ không cuối cùng. Nhưng Phật Giáo chia ra nhiều thừa (Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, Tối Thượng thừa). Như vậy việc ấy như thế nào?

Đáp:

 Phật thuyết pháp vừa xong liền phủ định không có thừa nào cả. Thiền Sư Bổn Tịnh nói: “Phật còn không có, Tâm cũng không có”. Giáo pháp là để hiển bày tâm, nếu tâm còn không có thì hiển bày cái gì?

Hỏi:

Sư Phụ nói: Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, chỉ có Tối Thượng thừa tham thoại đầu, công án. Như vậy con thấy cái nào cũng giống nhau phải không?

Đáp:

Phải, cuối cùng cái nào cũng đều giống nhau. Vì hỏi sự khác biệt của các thừa, nên Phật dùng phương tiện để giải thích, cuối cùng Phật đã phủ định. Nếu đến chỗ cuối cùng thì chẳng có cái gì, như hư không vô sở hữu dung nạp tất cả, dùng hư không để thí dụ tâm mình cũng vô sở hữu. Tâm đã vô sở hữu thì lấy cái gì để lập ra giai cấp?

 Ông đã có tư tưởng chấp thật, tôi giải thích chỗ cuối cùng là vô tu vô chứng, Bồ Đề viên mãn thì không tu không chứng. Không tu làm sao có giai cấp, có bậc Trung thừa, Đại thừa? Làm sao có tu chứng?