An Sĩ Toàn Thư – Quyển Hai – Khuyên Những Người Cầu Công Danh ( P.1 )

Người chuyên cần đọc sách trong thiên hạ, sáng sớm đã thức dậy, đêm khuya còn chưa ngủ, ngày đêm nối tiếp, như thế cũng chỉ vì cầu được công danh sự nghiệp. Cha khuyên con, thầy khích lệ học trò, trọn ngày không cho là đủ, như thế cũng chỉ vì cầu được công danh sự nghiệp. Nhưng có kẻ tuổi còn niên thiếu đã sớm đỗ đạt cao, lại có người văn tài uyên bác cổ kim nhưng thi hoài chẳng đỗ. Chẳng phải chuyện sang hèn được mất đều do trời định đó sao? Đã do trời định thì lẽ đương nhiên là những người thuận ý trời sẽ được trời giúp, mà những kẻ nghịch ý trời ắt phải bị trời loại bỏ.

Chỉ riêng một điều giới không giết hại, hàng trí thức nho sĩ mỗi khi nhắc đến thường cho là chuyện không cấp thiết, bất quá chỉ riêng là lời dạy của nhà Phật mà thôi. Than ôi, đâu chỉ riêng nhà Phật thương xót bảo vệ mạng sống muôn loài, còn nhà Nho lại ưa thích chuyện giết hại hay sao?

Xưa kiatiên sinh Trình Minh Đạo khi giữ chức huyện bạ ở Thượng Nguyên, thấy dân làng nhiều người dùng chất keo dính bôi vào đầu cây sào để bắt chim, liền ra lệnh chặt gãy hết những cây sào ấy, sau lại ra lệnh cấm hẳn việc dùng sào bắt chim.

Lại như Lữ Nguyên Minh [cũng là một nhà Nho] được chân truyền sở học của họ Trình, gia đình nhiều đời thờ Phậtgiữ giới không giết hại và thường làm việc phóng sinh. Khi ông làm quận thủ, trong nhà lúc nào cũng sẵn có măng khô, nấm bào ngư khô… để dùng làm thức ăn, thay thế cho việc giết hại vật mạng.

Các vị Nho gia ấy đều thực sự nhận thấy rằng tham sống sợ chết [là tâm chung của muôn loài,] là thuận theo ý trời, không thể làm ngược lại. Những ai có thể lấy tâm nguyện [hiếu sinh] của trời đất làm tâm nguyện của mình, ắt phúc lộc cũng theo đó mà đến với họ.

Vì thích ăn sò không thi đỗ

Vào những năm đầu triều Tống, ở Trấn Giang có người tên Thiệu Bưu, một hôm nằm mộng thấy mình đi đến Minh phủ, có vị trưởng quan ở đó hỏi rằng: “Ông có biết nguyên nhân vì sao đến giờ ông vẫn chưa thi đỗ hay không?” Thiệu Bưu đáp: “Không biết.”

Vị quan ấy liền đưa Thiệu Bưu đến một nơi, nhìn thấy có một cái chảo lớn đang nấu đầy sò. Những con sò ấy thấy Thiệu Bưu đến thì đồng thanh gọi tên ông. Thiệu Bưu sợ quá chắp tay niệmA-di-đà Phật”. Những con sò trong chảo [nghe niệm Phật xong] đều biến thành chim sẻ vàng bay đi mất.

Từ đó về sau, Thiệu Bưu phát nguyện giữ giới không giết hại vật mạng. Sau [ông thi đỗ,] làm đến chức quan An Phủ Sứ.

LỜI BÀN Việc công danh khoa bảng của con người, tuy là do thiên tào ban xuống, nhưng nếu có oan gia cản trở chống đối, qu thần cũng không thể ngăn được. Những ai muốn được đường mây thênh thangcông danh rộng mở, sao có thể không suy ngẫm kỹ việc này?

Nguồn: thuvienhoasen.org