Chẳng ai biết Sư là người như thế nào, chỉ biết Sư cơ biến khôn lường, đối đáp với ai như có cảm ứng, người nghe ngờ vực, về sau đều linh nghiệm. Nhạc Vũ Mục thường đem binh qua hỏi Sư rằng:
Tiếng róc rách đâu đây?
(Hà xứ hưởng quyên quyên?)
Sư tiếp đó trả lời:
Nối trúc suối trong xài
(Tiếp trúc dẫn thanh tuyền).
Nhạc bảo:
Xuân hạ thường như thế.
(Xuân hạ thường như thử).
Sư trả lời:
Thu Đông cũng vậy thôi.
(Thu đông diệc tự nhiên).
Nhạc lấy làm lạ. Trước đó, Sư trồng khoai, rồi lấy ngói gạch chồng chất lên che lại, không cho ai thấy. Đến lúc Nhạc đi qua, Sư mời để khao quân, rồi móc ngói gạch ra, moi khoai nấu canh, đủ cho quân ăn. Nhạc càng thêm lạ lùng. Sư lại biếu Nhạc miến, để tương ở dưới. Đợi Nhạc đòi mới đưa cho và nói:
– Muốn ăn, khuấy đều lên, có tương.
Nhạc không hiểu, đề thơ lên vách mà đi. Sau gặp họa, mới hối hả đã không theo lời Sư.
Tần Cối cho là Sư thường cố vấn Nhạc, bèn sai Lý Cát đến giết Sư. Sư biết trước, viết một bài thơ:
Chuông trống lâu đài chẳng đoái hoài,
Mây trắng phất tay về động cũ,
Trăng trong quảy gậy đến ven trời.
Ngọn tùng thương hạc vừa làm tổ,
Bên rào nhớ cụm hoa năm rồi.
Phải đem mèo chó theo mình chạy,
Chớ để lưu lạc vào nhà người.
(Cấp mang thu thập phá cà sa,
Chung cổ lâu đài mạc quản tha,
Tụ phất bạch vân quy cổ động,
Trượng thiêu minh nguyệt đáo thiên nha.
Khả lân từng đảnh tân sào hạc,
Hảo bả khuyển miêu tùy đới khứ,
Mạc giáo lưu lạc tha nhân gia).
Sư lại lấy một tượng Phật đặt giữa cầu phía Tây, đề thơ lên vách:
Lý Cát từ đông đến
Ta hướng tây chạy dài
Có lẽ làm trò hôi.
(Lý Cát từng đông lai
Ngã hướng tay đầu tẩu
Bất thị Phật lực đại
Rồi trốn vào núi, cách am cũ không đến hai dặm. Lý Cát đến nơi, trông thấy thì muốn đuổi theo. Thấy tượng Phật, định dời đi. Ai ngờ, thoáng chốc biến thành cả ngàn vị Phật. Lý Cát luống cuống không biết làm sao bèn tán thán rồi trở về. Sau Sư ngồi tịch tại nơi ở ẩn. Cây cầu đặt tượng được gọi là cầu ngàn Phật.
Nguồn:thuvienhoasen.org