GIẢ TIẾNG UYÊN ƯƠNG

Xưa nước kia có ngày khánh-tiết, các phụ-nữ đều cầm hoa sen. Có một nhà nghèo vợ bảo chồng: “Hôm nay anh làm sao kiếm cho em được bông hoa sen để góp mặt với đời thì em sẽ là vợ anh, bằng không em sẽ bỏ anh em đi, không lấy anh nữa!”

Người chồng trước đây khéo kêu giả tiếng uyên-ương. Giữa lúc khó tính, người ấy liền đánh bạo vào trong ao sen nhà vua giả kêu làm tiếng uyên-ương để hái trộm. Người coi ao thấy tiếng sột-sạt mới hỏi: “Ai ở trong ao đấy?” Người kia buột miệng đáp: “Tôi là chim uyên-ương đây?” Người coi ao bắt, điệu về chỗ vua, giữa đường người ấy lại họa tiếng uyên-ương kêu. Người coi ao bảo: “Trước đây sao anh không kêu, bây giờ kêu ích gì!”

Người ngu ở đời cũng thế. Suốt đời làm mọi sự tàn-hại, ác-nghiệp, tâm không tập làm và sửa-đổi thành-nghiệp thiện, tới khi mất mới nói: “Nay tôi muốn tu thiện”, thì ngục-tốt đã điệu đến chốn Diêm-la[i], tuy muốn tu thiện cũng không kịp được. Như người ngu kia, đi đến chốn vua mới giả tiếng chim uyên-ương kêu vậy!

[i] Diêm-la: Gọi đủ là Diêm-ma-la-xã (Yama-Rãja) Trung-Hoa dịch nghĩa là “phọc” trăng-trói các tội-nhân. Theo Pháp-Uyển Châu-Lâm thì Diêm-la-vương trước kia là Tỳ-Sa Quốc-vương đánh nhau với Duy-Đà Như-Sinh-vương không nổi, tức, thề sẽ làm Địa-ngục-chúa để trị tội. Và, có 18 người bầy tôi cùng thề phụ-tá, chủ-sự 18 ngục.