Vào bảy thế kỷ trước đây có bảy nhà sư sống trong một động nọ trong rừng ở Á Châu. Chư vị quán chiếu về tình thương vô điều kiện mà tôi từng kể trên. 7 vị gồm có sư cả, em sư cả, bạn đạo thân thiết của sư cả, sư thứ tư chống sư cả, sư thứ năm, thứ sáu bị bệnh và cũng có thể chết bất cứ lúc nào, và sư thứ bảy vô tích sự. Vị sư chót này ngáy pho pho lúc thiền, không thuộc kinh kệ, thường đọc không đầu không đuôi và quàng y cũng không nên thân. Sư chẳng những không được sáu vị kia miễn phế mà còn cám ơn nữa vì sư đã dạy họ chữ nhẫn.
Một hôm động bị cướp đến giựt để làm sào quyệt vì địa thế hiểm trở của động. Họ muốn giết các sư. Sư cả dùng tài hùng biện thuyết phục cướp chi giết một sư thôi gọi là để cảnh cáo ai dám tiết lộ sào huyệt của họ. Tài sư chỉ được đến thế không ai biết sư ấy có ẩn ý gì. Sư cả được phép suy nghĩ trong giây lát để quyết định ai là vị bị “tế thần”
Lúc kể chuyện này tôi thường ở đây để hỏi thính chúng ai, ai là người phải chịu chết? Câu hỏi tôi làm nhiều người giựt mình, quên ngủ gục. Và để giúp họ có ý kiến chính chắn tôi nhắc lại là có sư cả, em sư cả, bạn sư cả, người không ưa sư cả, một người già có thể chết và một người vô tích sự. Có phải thính giả lên tiếng trả lời rằng đối thủ sư cả. “Không phải” tôi nói. “Em sư cả.” Cung không phải. Nhiều người nghĩ tới sư vô tích sự – con người thiệt là “ác” họ hay nhắm vào người họ không ưa. Sau một phút “chọc ghẹo” bà con, tôi nói: “Sư cả không chọn được ai hết!”
Sở dĩ sư cả không chọn được ai để “thí” vì sư thương em, bạn thiết, kẻ thù, người già, người bệnh, người dửng dưng như nhau. Tình thương của sư vô điều kiện, lòng của sư rộng mở đối với mọi người, bất luận họ là ai, như thế nào. Thấm thía hơn là sư thương mọi người như sư thương sư vậy. Lòng của sư cũng rộng mở đối với sư nên sư không biết phải chọn sư hay trong sáu bạn đồng tu.
Rồi tôi thuật lại cho thính chúng tôi nghe lời chúa dạy “Hãy thương người láng giềng như thương mình,” không hơn không kém, như nhau. Nói cách khác nhìn người như nhìn mình và nhìn mình như nhìn người.
Vậy tại sao sư cả không tự thí thân mình vì tình thương vô điều kiện của sư đối với đồng đạo, như nhiều thính giả đã nghĩ? Văn hóa chúng ta dạy chúng ta hy sinh cho kẻ khác mà. Hỏi đi cũng nên hỏi lại. Tại sao chúng ta đòi hỏi nơi chúng ta, tự hà khắc và tự phạt mình như vậy? Vì chúng ta chưa học cách tụ thương mình. Nếu chúng ta thấy khó nói câu “tâm tôi rộng mở đối với mọi người dầu họ có nói gì cũng kệ” thì câu sau đây nói với chính mình lại càng khó nói thập bội, “Tôi cái người mà tôi gần gũi nhất bấy lâu nay cửa lòng tôi cũng phải mở và mở rộng nha”
Đó là sự thương mình mà tôi muốn nói: sự tha thứ, thoát khỏi ngục tù tội lỗi, làm lành với chính mình. Nếu bạn nào có đủ can đảm nói lên và nói một cách thành thật với lòng mình, bạn ấy sẽ hướng lên tiếp cận với tình thương cao thượng. Và rồi một ngày nào đó bạn cũng sẽ phải nói thật tâm mình, chớ không thể lẫn trốn nữa. Bấy giờ các bạn sẽ có cảm giác như một phần của bản thân mình được trở về từ bên ngoài giá lạnh sau những năm bị ruồng rẫy. Bạn sẽ là bạn một cách trọn vẹn, hoàn toàn tự do và hạnh phúc.
Và xin các bạn nhớ rằng, bạn không cần là người hoàn toàn, không lỗi lầm mới tự ban cho mình tình thương cao thượng ấy. Vả lại làm gì có sự hoàn toàn mà bạn mong đợi. Chúng ta hãy mở cửa lòng mình bất luận cho chuyện gì.
Nhiều người hiếu kỳ hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra cho bảy vị sư bị cướp động thất. Chuyện không có nói tiếp, nhưng tôi suy biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó. Sau khi nói với bọn cướp sư không chọn được ai và sư giảng giải về mối tình cao thượng như tôi đã mô tả với các bạn, bọn cướp rất cảm kích. Họ chẳng những không cướp động, không giết ai mà còn xin xuất gia.