Người Cho Phải Cám Ơn

Seisetsu là một thiền sưchùa Viên Giác vùng Kamakura (Kiêm Thương ) cần xây thêm cơ sở rộng hơn. Vì nơi ông đang dạy quá chật chội do đông người.

Umezu Seibei, một thương gia ở Giang Hộ (tên cũ Tokyo ngày nay), quyết định cúng 500 lượng vàng cho Seisetsu xây thêm phòng ốc (lớp học). Umezu mang tiền đến Seisetsu.

Seisetsu nói: “Ðược, tôi nhận số tiền này!”

Umezu biếu Seisetsu gói tiền, vàng, nhưng không hài lòng thái độ của Seisetsu. Với chỉ ba lượng vàng người ta có thể sống được trong một năm. Ðằng này ông thương gia tặng những 500 lượng vàng vẫn không được Seisetsu cám ơn!

– Umezu nhắc khéo: trong túi đó có 500 lượng vàng đa!

– Ông đã nói với tôi rồi !

– Umezu nói: mặc dù tôi là một thương gia giàu có, nhưng 500 lượng vàng là một số tiền lớn!

– Seisetsu hỏi: “Ông muốn tôi cám ơn ông?”

– Umezu đáp: “vâng, đúng vậy!”

– Seisetsu hỏi: Sao lại tôi? Người cho phải cám ơn chứ?

Câu hỏi gợi ý

  1. Qua câu chuyện trên ta thấy có gì bất thường không?
  2.  Việc bố thí 500 lượng vàng của Umezu ra sao?
  3. Tại sao chủ nhân nhắc đi nhắc lại mà người nhận của vẫn không chịu nói lời cám ơn? Thái độ đó có đáng chê trách?
  4. Seisetsu nhấn mạnh: “Ông muốn tôi cám ơn ông?” Có phải người nhận có ý khiêu khích người cho tức giận đòi lại số vàng?
  5. Trong trường hợp bạn cho quà người ta mà không được cám ơn. Bạn nghĩ sao

NHẬN XÉT GÓP Ý

1) Thiền hẳn có nhiều chuyện trái nghịch đáng để ý. Thiền sư có khi là ông thiện, cũng có khi là ông ác, tùy đối tượng khai hóa giúp khai thông một vài lãnh vực nào đó. Chúng ta không lấy làm lạ qua nhiều chuyện ngược đời trong chốn thiền gia, nhằm đưa người đạt tới mục đích cuối cùng, giải thoát. Tất cả những chước khéo chỉphương tiện độ sanh. Kẻ mê thấy như ngược ngạo, khó chịu không thể tưởng tượng nổi. Người ngộ xem đó như bài học vô giá giúp tôi luyện thân tâm thêm vững chắc. Những điều vượt thường, với họ, là những việc hay giúp quán chiếu sâu đi ngược dòng đời làm gia tăng định lực, giữ tâm thanh tịnh.

2)  Bố thí số nhiều, 500 lượng vàng là một việc ít có, trên đời không dễ mấy người nghĩ tới huống nữa đích thân thực hiện. Umezu đã giàu lại rộng lượng, vì thế đã giàu lại càng giàu thêm. Ở đời hiếm người giàu lại biết phát tâm làm thiện bố thí rộng rãi, nên cái giàu hiện tại là nhân của nghèo mai sau. Umezu phát tâm cúng dường cho thiền sư một số tiền lớn xây trườøng học, nhưng đó chưa phải tâm Bồ Ðề rộng lớn. Tâm Bồ Ðề thì không mong cầu, dù một móng niệm muốn được lời cám ơn từ người nhận cũng còn bị kẹt trong vòng đối đãi, tức chưa hẳn kẻ thi ân bất cầu báo, như ta nghĩ.

3) Còn trong vòng đối đãi, chúng ta hay phản ứng theo lối tự nhiên, cũng có nghĩa xuôi dòng, tức theo con đường sanh tử, nên mãi bềnh bồng trôi nổi hụp lặn trong kiếp luân hồi. Trong khi thiền sư là người đi ngược dòng sông, và muốn mọi người cũng lội ngược dòng như thế để đạt mục đích. Gặp đối phương quắc thước già dặn, xem đó là một bài học sống động tuyệt vời, bằng ngược lại, gây ra sự tai hại không ít như qua câu chuyện thiền sư Seisetsu xử với Umezu là bằng chứng cụ thể.

4) Hoàn toàn đi ngược lại ý muốn người cho, thay vì được cám ơn, lại nhận những lời như châm chọc trách cứ. Song thiền sư hoàn toàn không nhằm ý khiêu khích đó, mà chỉ muốn giúp ân nhân vượt qua sự khó khăn nhỏ để hoàn thành tâm nguyện cúng dường mang ý nghĩa vô vụ lợi, hay không mong cầu đền đáp. Cả đôi bên thiền sư và thí chủ đều bị mắc lầm ngoại chướng duyên, thật cũng khó mà tránh khỏi.

5) Thật quả đó là một việc ngoài ý muốn, nghĩ theo thông thường, chẳng làm ta hài lòng chút nào cả, khi ta tặng quà mà không được người nhận cám ơn. Song ở đây câu chuyện hoàn toàn trái ngược. Thiền đạt đến vắng lặng. Cả người cho, kẻ nhận và vật cho đều quên luôn.

 Nguồn: tuvienquangduc.com.au