Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 2 ) – Gương Lặng Lẽ

Lặng lẽ gương không bóng
Rỡ rỡ châu chẳng hình
Rõ ràng vật phi vật
Vắng vẻ không chẳng không.

 (Tịch tịch kính vô ảnh
Minh minh châu bất dung
Đường đường vật phi vật
Liêu liêu không vật không.)

Thiền Sư NGUYÊN THIỀU (1648 – 1728) –  Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNHBản tâm, còn gọi là tự tánh, thì vắng lặng và chiếu sáng; tuy nhiênbản tâm không phải là một vật, và cũng không phải không có gì. Làm sao chúng ta có thể chứng ngộ bản tâm? Nhiều Thiền Sư nói rằng đây là không cửa, rằng mọi người phải nhảy vào đất này đơn độc, và rằng không có lối đi từng bước để vào. Tại sao không cửa? Bởi vì nó vốn là rỗng rang, và vì nó không phải là một vật gì. Giả thiết rằng bạn đã tập thiền từ lâu rồi, và bây giờ bạn biết cách giữ cho tâm thanh tịnh và bình lặng, nhưng bạn chưa có thể chứng ngộ được bản tâmCông án mà một số Thiền sư lựa chọn để trao cho bạn trong trừơng hợp này có thể là “Nơi đỉnh đầu sào trăm trượng, làm sao ngươi có thể bước tớitrứơc?”

Sau khi thiền tập hơi thở một thời gian, bạn có thể cảm thấy hơi thở dịu dàng đến và đi, cảm thấy một số nơi trong thân chuyển động theo hơi thở đang lan tỏa, thấy niệm tự biến mất khi bạn nhìn tới; bây giờ hãy thử cách này: lắng nghe sự vắng lặng. Bạn biết rằng chúng ta luôn luôn nghe tiếng gì đó, dù trong thành phố hay trong rừng, âm thanh dễ thương hay tiếng ồn khó chịu. Đôi khi chúng ta nghe từ quá khứ mà chúng ta ưa thích nhớ lại, các ca khúc mà chúng ta đã viết nhiều thập niên trứơc hay là giọng nói ngọt ngào của các bạn thời thơ trẻ.

Bây giờ hãy lắng nghe sự vắng lặng, nghe trạng thái của tâm trứơc khi bất kỳ âm thanh nào khởi dậy. Nếu bạn nghe vài âm thanh kỳ dị trong đầu, cứ bỏ mặc chúng; chỉ lắng nghe sự vắng lặng trứơc khi âm thanh khởi dậy. Hãy cảm thấy hơi thở lan tỏa vào và ra thân bạn, và hãy lắng nghe sự vắng lặng.

Bất kỳ âm thanh nào đến và đi đều chỉ là một trạng thái của tâm; sự vắng lặng trứơc khi âm thanh khởi dậy cũng là một trạng thái của tâm. Bạn đang lắng nghe tâm, và bạn đang lắng nghe tánh nghe. Kinh Lăng Nghiêm dạy cách thiền tập này. Hãy lắng nghe trạng thái của tâm trứơc khi âm thanh khởi dậy. Pháp này không khác pháp Thiền Tham Thọai Đầu, khi bạn nhìn vào tâm trứơc khi niệm khởi. Bây giờ hãy lắng nghe sự vắng lặng suốt mọi thời. Hãy tập thử đi.)

Nguồn:thuvienhoasen.org