Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Ngôn Pháp Hoa

Ngôn Pháp Hoa chẳng biết từ đâu đến, tướng Sư cổ quái, nói năng phóng khoáng, ẩn hiện không lường. Sư thường xăn quần vào chợ, hoặc có khi lấy tay vẽ trên không rồi đứng yên hồi lâu. Sư lại kết giao với bọn hàng thịt, ăn uống theo họ, đạo tục đều gọi Sư là Cuồng tăng.

Lúc Sư đến viện Thất Câu Chi ở chùa Cảnh Đức. Thừa tướng Lữ Hứa Công hỏi về đại ý Phật pháp. Sư đáp:

– a nay không một vật, nhất vị thảy đều chơn.

Tăng hỏi:

– Đời có Phật không?

Sư đáp:

– Trong chùa có Văn Thù.

Hỏi:

– Sư là phàm hay Thánh?

Sư đưa tay lên nói:

– Ta không trụ nơi này.

Niên hiệu Chí Hòa năm thứ ba (1056), vua Nhân Tông ban đầu không được vui vì chưa có người nối ngôi. Thiên hạ buồn bã. Gián quan Phạm Trấn chủ trương làm một cuộc đại nghĩa, xin chọn người hiền trong hàng tôn thất, cho làm thái tử trong khi chờ đợi hoàng tử ra đời. Thông Phán Tinh Châu là Tư Mã Quang cũng nhân đó mà bàn, dâng sớ cho vua đến ba lần. Một đêm, vua thắp hương thầm khấn: “Ngày mai sẽ thiết trai ở điện Hóa Thành, kính thỉnh đại sĩ Pháp hoa đến dự, đừng chối từ.

Sáng sớm, vua sai Y Ngưng đứng đón. Lát sau, ông ta vào báo rằng sư Pháp Hoa đang vào cửa bên phải. Sư vào thẳng tẩm điện (phòng ngủ của vua), thị vệ hét đứng lạikhông được. Vua cười bảo:

– Sư đến theo lời trẩm thỉnh đó.

Sư leo luôn lên giường vua và ngồi xếp bằng, thọ trai xong bèn đi. Vua nói:

Trẫm vì chưa lập được thái tử, đại thần bàn cố gắng kiếm con muộn, không biết có được không? Xin Sư định giùm việc này!

Sư đòi giấy bút, viết:

Thập tam, thập tam

Phàm số thập hành.

Rồi ném bút không nói thêm lời nào. Mọi người không hiểu nổi. Sau này Anh Tông lên ngôi . Vua là con thứ mười ba của An Hiển Vương, nghiệm lại đúng lời Sư đã viết.

***

Lữ Thần Công mong đúng vào ngày nhậm chức đốt sớ thỉnh Sư thọ trai. Sáng hôm sau Sư đến nhà ngồi. Công vừa bước ra, tự nghĩ không biết nên lễ hay không? Sư bèn kêu to:

– Già Lữ! Mau ra đây! Lễ cũng được, không lễ cũng được!

Lữ Công thất kinh bèn đến làm lễ. Thọ trai xong. Lữ Công hỏi việc vị lai thế nào? Sư viết hai chữ “Hào Châu”.

Về sau nghĩ việc, đến Hào Châu mới rõ. trường hợp Thiên Y Nghĩa gặp Sư ở Cảnh Đức. Sư vỗ lưng Nghĩa Hoài nói:

– Lâm Tế, Đức Sơn đây!

Nghĩa Hoài nhân đó phấn khởi hành Thiền, Sư làm hưng thạnh đạo của Vân Môn, con cháu rõ ràng mới thấy lời Sư thật linh nghiệm.

Ngày 23 tháng 11 năm Canh Tý (1960), Sư thị tịch. Trước đó bảo với mọi người:

– Ta từ vô lượng kiếp đến naythành tựu rất nhiều quốc độphân thân hoàng hóa rộng rãi. Nay ta sẽ về phương Nam.

Nói xong nằm nghiêng bên phải mà tịch.

Có nơi nói: Sư họ Hứa quê ở Thọ Xuân. Đến năm mười lăm tuổi, Sư dạo Đông Đô, xuất gia ở viện Câu Chi, qua lại giảng tứ rất lâu (nơi giảng kinh). Một hôm đọc ngữ lục Vân Mônhốt nhiên khế ngộ, bèn được linh thông.

Nam Chí nói: Chí Ngôn họ Hứa, từ Thọ Xương đến chùa Cảnh Đức ở Đông Kinh, bói việc cát hungcho người, viết chữ rất mau, nét cứng cỏi mạnh mẽ, thoạt xem khó hiểu, về sau ứng nghiệm. Ai dâng cúng thịt nem, Sư cũng ăn hết, đến sông mửa ra hóa thành cá nhỏ lội theo đàn. Khách đi biển gặp sóng gió sắp chìm, liền thấy Sư quăng dây kéo thuyền đưa đi. Đến bến, khách bước xuốngSư bảo rằng:

– Nếu không có ta, chẳng biết các ông ra sao!

Khách ghi nhớ dáng mạo của Sư chính là người đã dẫn thuyền. Sau Sư tịch, Nhơn Tống đem họa tượng chân thân của Sư thờ trong chùa, bảng đề Hiển Hóa Thiền sư.

Nguồn:thuvienhoasen.org