Sau khi kiến tánh thì bộ óc còn hoạt động không?

Hỏi:

 Sau khi kiến tánh thì bộ óc còn hoạt động không?

Đáp:

 Sau khi kiến tánh thì bộ óc vẫn hoạt động bình thường. Chưa kiến tánh thì bộ óc làm chủ hay làm bậy, kiến tánh thì Phật tánh làm chủ, mà bộ óc làm nô lệ cho Phật tánh để làm việc và nó  không còn làm bậy nữa.

 Tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh xúc, tánh nếm, tánh biết đều tồn tại vĩnh viễn. Trong kinh Lăng NghiêmPhật dùng chuyện trước mắt chứng tỏ những thứ ấy không mất, chứ không phải người chết rồi mất. Tại sao? Vì nó không có hình tướng số lượng nên không lay động. Cái nào có lay động thì biến đổi nên phải mất. Cái nào không lay động thì không biến đổi nên tồn tại vĩnh viễn.

Hỏi:

 Có phải mình thấy được là nhờ bộ óc không?

Đáp:

 Thấy được là nhờ bộ óc, Duy Thức gọi là đồng thời ý thức biến hiện mở mắt chiêm bao. Như con mắt thấy được, nhưng thấy được hiện tượng, không phân biệt được là hiện tượng gì? Phải có ý thức đồng thời nổi lên mới phân biệt.

Nhĩ thức nghe được âm thanh biết có tiếng, nhưng không biết tiếng gì? Tiếng chim, tiếng chó,… đều  không biết, phải có ý thức đồng thời nổi lên mới biết tiếng này là tiếng chim, tiếng chó,… phân biệt rõ ràng. Nếu có ý thứckhông có nhĩ thức thì không nghe được tiếng, nên không lấy gì để phân biệt. Cho nên, phải 2 thức đồng thời gọi đồng thời ý thức.

Ban đêm ngủ mê thấy chiêm bao là chỉ có một ý thức, gọi là độc đầu ý thức biến hiện nhắm mắt chiêm bao. Vì lúc ngủ mê thì nhãn thức, nhĩ thức, t thức, thiệt thức, thân thức đều ngưng hoạt động. Ý thức không bao giờ ngưng hoạt động, người chết cũng không ngưng hoạt động.

Cho nên, ban đêm ý thức hoạt động biến hiện ra nhắm mắt chiêm bao, ban ngày ý thức hoạt động biến hiện ra mở mắt chiêm bao.

Hỏi:

 Nếu bộ óc chết rồi không nghe tiếng thì như thế nào?

Đáp:

 Bộ óc chết rồi thì thân này không nghe, nếu thân này chưa đi đầu thai phải có thân trung ấm nghe, như có người chết đã ra khỏi xác,

nhưng thấy cái xác của mình.