Qua 3 quan ải?

Hỏi:
Trên đường muốn chứng ngộ thiền, hành giả phải vựợt qua 3 trở ngại là 3 quan ải: Đối thiện quan, Sơn hải quan và Nhạn môn quan. Xin Thiền sư cho biết có phải đúng như vậy hay không? Nếu đúng, nói như thế có nghĩa gì? Về lý, tại sao đặt ra những cái tên gọi như vậy? Về sự, khi vượt chướng ngại thì món chứng cảnh là những món gì, mà cho là ngộ thiền hay là chứng thiền?

Đáp:
Ba danh từ đó là những người không biết Tổ sư thiền mà nói, chứ không phải Tổ sư thiền. Ba cửa ải của Tổ sư thiền là Sơ quan, Trùng quan, Mạt hậu lao quan. Trong Thiền Thất Khai Thị Lục của ngài Lai Quả có nói 3 quan ải này. Tham câu thoại đầu đến nghi tình bùng vỡ được phá Sơ quan, cũng gọi là phá bổn tham; rồi tiến lên một bực nữa là phá Trùng quan, tiến lên một bực nữa là phá Mạc hậu lao quan. 

Đó là tùy theo mỗi người mỗi khác, có người ngộ một cái là thấu 3 cửa; tức là thấu qua Mạc hậu lao quan. Có người chia làm 3 lần, Sơ quan, Trùng quan rồi Mạc hậu lao quan. Có người thấu trước 2 quan rồi thấu 1 cái, có người thấu trước 1 cái rồi sau thấu thêm 2 cái, mỗi người mỗi khác.

Nói đến chỗ này phải nói đại ngộ và tiểu ngộ. Ví dụ cây viết, đầu trên cây viết là thoại đầu, đầu dưới cây viết là thoại vỉ. Bắt đầu tham là rời thoại vỉ nhưng chưa đến thoại đầu, ở giữa đường, đường này là đường đi ý thức. Một ngày kia đến thoại đầu, câu thoại tự mất, chỉ còn có nghi tình, đến chỗ này là đường đi ý thức đã hết, ở trước thanh thanh tịnh tịnh, không còn cái gì, chỗ này gọi là vô thỉ vô minh, cũng là nguồn gốc của ý thức, Thiền  tông gọi là đầu sào trăm thước.

 Chỗ này còn dính líu ý thức, nhưng ngộ thì lìa ý thức. Lúc sát na lìa ý thứckiến tánh, ngài Lai Quả nói “lìa ý thức là lọt vào hư không té xuống cho chết, rồi sống lại”, Thiền tông gọi là “tuyệt hậu tái tô”.
Chết có 2 thứ: tiểu tử tiểu hoạt và đại tử đại hoạt.
Tại sao gọi là tiểu tử tiểu hoạt? Tức là tiểu ngộ chỉ phá Sơ quan hay Trùng quan, té mặc dù chết nhưng còn xác, rồi sống gọi là tiểu tử tiểu hoạt. Đại tử đại hoạt là té xuống chết, cái xác tan rã hết.

Cái xác không phải cái xác thật là để thí dụ cảnh giới ngộ, nhưng ngộ rồi còn ôm cảnh giới ngộ, nên chướng ngại cái dụng, gọi là tiểu tử tiểu hoạt. Đại tử đại hoạt là ngộ triệt để không còn cảnh giới ngộ. Cho nên, nói ngộ rồi đồng như chưa ngộ

Vì có ngộ phải có mê, đã triệt ngộ là hết mê thì hết ngộ; nếu còn ngộ tức còn mê, còn tương đối. Đại ngộ không còn ngộkhông trụ nơi Niết bàn, vì có sanh tử nên có Niết bàn

Đến chỗ cứu kính, Niết bàn cũng không còn. Trụ nơi Niết bàn, kinh Kim Cang gọi là thọ giả tướng, kinh Viên Giác gọi là thọ mạng tướng, trong Thiền tông gọi là mạng căn chưa dứt (mạng căn còn ở trong thời gian). Người triệt ngộ được vô sở trụ hiển bày cái dụng.

Cái tay dụ cho Phật tánh của mình là hoạt bát vạn năng, muốn lấy cái tách, mặt kiến… đều được. Nếu tay có sở trụ, như trụ mặt kiến thì hoạt bát vạn năng bị mất, lấy cái tách, cái bóp… đều không được. Tay buông mặt kiến để khôi phục hoạt bát vạn năng lại, lấy cái gì cũng được. 


Cái này là pháp có, nhưng lại trụ nơi không, trong tay không có cái gì, cũng là đánh mất hoạt bát vạn năng của tay, nên muốn lấy cáikhông được. Cho nên, cái không cũng phải quét, mới khôi phục hoạt bát vạn năng trở lại.
Không trụ chỗ nào thì dùng ra cái hoạt bát vạn năng của tự tánh, nếu có sở trụ thì cái hoạt bát vạn năng tự tánh bị mất. Vì vậy, Pháp Bảo Đàn nói “lấy vô trụ làm gốc”, Vô trụ là bản thể của Phật tánh cùng khắp không gian thời gian, dụng cũng cùng khắp không gian thời gian. Nếu có sở trụ nên bị chướng ngại, ngộ rồi còn trụ nơi ngộ bị cái ngộ làm chướng ngại, gọi là tiểu tử tiểu hoạt.