Tham Cái Nhỏ Mất Cái Lớn

Lời dẫnMọi người đều có thói quen hám của rẻ. Như khi chúng ta bàn chuyện làm ăn buôn bán, cần phải đãi một bữa tiệc nhỏ thì chuyện làm ăn mới thành công. Khi chúng ta muốn đi kiện cáo, phải chìa phong bì ra trước thì mới được thắng kiện. Lúc chúng ta lâm bệnh nặng phải vào bệnh viện cấp cứu, cũng phải có phong bì mới được chăm sóc đặc biệt. Chúng ta muốn nhờ người khác làm việc gì, trước phải làm lợi cho họ, sau mới dám nhờ họ giúp đỡ. Mọi người biết nhận quà của người khác là việc làm trái pháp luật, phạm pháp, nhưng không ai từ chối cả. Do đó mà mọi người tự chôn vùi nhân cách, đạo đức, tương lai, danh dự của mình. Đây không phải là tham cái nhỏ bỏ cái lớn hay sao?

Ngày xưa, có một phụ nữ bồng con đi xa, vì đi rất lâu, nên nàng mỏi mệt, ngồi nghỉ bên gốc cây, bất chợt nàng ngủ say. Khi đó, có một tên lưu manh đi ngang qua, đem kẹo đến cho chú bé. Chú bé ham kẹo, nên rất mến hắn. Hắn lợi dụng lúc chú bé mê ăn kẹo, liền lấy hết đồ trang sức của người mẹ và đi mất. Khi người mẹ thức dậy thì tất cả tài sản đã bị tên lưu manh lấy đi sạch.

—o0o—

Bài học đạo lý

Câu chuyện này nói về người học Phật phải tinh tiến tu hành mới đúng, nhưng vì tham đắm danh lợi thế gian, tham chút lợi nhỏ mà tăng trưởng phiền não, đánh mất công đức trí tuệ, giống như chú bé ham ăn kẹo, đem hết đồ trang sức cho kẻ lưu manh; chẳng phải tham cái nhỏ bỏ cái lớn hay sao?

 Đây là câu chuyện thí dụ. Người phụ nữ dụ cho chính niệm, ngủ say dụ cho lười biếng, mất chính niệm. Tên lưu manh dụ cho tâm của chúng ta. Kẹo dụ cho chút lợi. Chú bé dụ cho người học Phật phải chính niệm hộ trì thì sẽ không mất tài sản công đức. Chính niệm, chính kiến, chính định, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tư duy, chính tinh tiến đều là pháp bảo hộ trì bản tính của chúng ta, mới không bị tâm viên ý mã lấy trộm đi tài sản công đức của chúng ta.

Người học Phật, nếu không hám của rẻ thì dù có người đến lấy trộm tài sản công đức của chúng ta, nhưng chúng ta luôn cảnh giác, làm cho chính niệm ở trong hiện tại thì tên ý giặc liền bỏ chạy. Đức Phật dạy: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ muộn”. Niệm khởi liền giác, giác thì vọng niệm không sinh. Đây là quá trình của người tu hành, là việc cần phải trải qua, chúng ta thành công hay thất bại cũng đều ở đây.

Chúng tôi nói cách khác, nếu chúng ta vì tham chút lợi ích, tiếp cận năm dục, cho đến ở chốn ồn náo, sẽ làm cho lòng ham muốn tăng trưởng mạnh. Chủng tử ở trong ruộng thức thứ tám thường say năm dục, cũng dẫn đến lòng ham muốn từ đời quá khứ, làm tăng trưởng mỗi ngày, đạo tâm suy giảm, bị giặc phiền não đánh bại, nên sinh tử khổ não vẫn vô lượng vô biên. Cổ đức dạy: “Giàu sang không ham mê, nghèo khó không thể lay chuyển, không khuất phục trước uy lực và quyền thế”. “Không lay động trước tám ngọn gió, ngồi ngay thẳng trên tòa sen vàng”. Đó là điều tu hành quan trọng nhất. Lòng ham muốn là ngọn lửa mạnh mẽ, đạo tâm là nước mát lạnh; lửa, nước không dung hòa nhau. Chúng ta nên chọn lấy cái nào? Là do trí tuệ chọn lựa.

Phật giáoĐại thừaTiểu thừa. Đại thừa là người phát tâm rộng lớn, làm lợi ích cho chúng sinh là quan trọng. Tiểu thừa là người tự tu tự lợi làm chủ yếu, họ không có thời gian để làm lợi ích cho người khác, cũng không phát tâm Bồ-đề. Tham đắm lợi mình mà không đi làm lợi ích cho người khác, có phải tham cái nhỏ mất cái lớn không?

Người không phát tâm Bồ-đề, suốt ngày đi làm lợi ích cho chúng sinh, không có thời gian tinh tiến tu tập thì có giống chúng sinh bị trầm luân trong sinh tử hay không? Trước khi họ chưa giải thoát phiền não, tất nhiên sinh tử không thể giải thoát. Nhưng nếu họ giữ được tâm Bồ-đề, không rơi vào đường ác, cũng khôngmuội tạo nghiệp ác thì sự nghiệp của họ là làm lợi ích cho chúng sinh, bản thân họ cũng dần dần tăng trưởng phúc đức trí tuệ. Cho nên, làm lợi người tức là làm lợi mình, không phải tham cái nhỏ mất cái lớn.

Tham cái nhỏ mất cái lớn là kẻ mê muội không giác ngộ. Đức Phật dạy: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Bồ-tát làm bất cứ việc gì, việc gì đáng làm, việc gì không nên làm, rõ ràng minh bạch. Chúng sinh sợ quả, vì không biết nhân như thế nào, sẽ sinh ra quả như thế nào, nên tạo tội nghiệp ngay trong cuộc sống hàng ngày. Khi quả đến thì than trời trách đất, cầu khẩn Bồ-tát gia hộ, cũng là tham cái nhỏ mất cái lớn.

Comments are closed.