AJAX progress indicator
Tìm: xóa tìm lại
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hỗn Đản
    ● (渾蛋) là một từ ngữ để chửi rủa kẻ hồ đồ, chẳng hiểu biết, ngốc nghếch, trong một số vùng, nó còn có ý nghĩa nhục mạ rất nặng: Con hoang, ty tiện, ác ôn, côn đồ v.v...
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hỗn Độn
    ● Chỉ thời kỳ hỗn mang khi mới khai thiên lập địa.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hồng Châu
    ● Nay là Nam Xương thuộc tỉnh Giang Tây.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hồng Kiều
    ● Là một thị trấn thuộc huyện Lạc Thanh, tỉnh Chiết Giang.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hồng Kông
    ● Vùng lãnh thổ Hông Kông gồm có ba khu vực chính : Cửu Long (nằm trên đất liền, ráp gianh vùng Tân Giới), Tân Giới (bao gồm một phần đất liền ráp gianh Cửu Long và Đại Dự) và đảo Hương Cảng. Đại Dự Sơn (Lantau Island, tức là đảo Lạn Đầu, khu này có tên hành chánh là Ly Đảo Khu) đối diện với(...)
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hồng Lô Tự
    ● Vốn là một cơ quan đặc trách lễ tân của triều đình. Cơ quan này có nhiệm vụ tiếp đãi các sứ đoàn ngoại quốc đến kinh đô cũng như hướng dẫn nghi lễ triều đình cho sứ bộ và các quan ở ngoài về kinh chầu vua. Thoạt đầu, Tự chỉ có nghĩa là một cơ quan hành chánh.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hồng Loa
    ● Núi thuộc tỉnh Liêu Ninh, có chùa Tư Phước là đạo tràng tu tập của tổ Triệt Ngộ.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hồng Phạm
    ● Thật ra Hồng Phạm là một chương sách của Kinh Thư, nhưng thường được tách riêng ra như một cuốn sách. Tương truyền tác giả của thiên sách này là Cơ Tử. Là một bộ cổ thư giảng về đại pháp trong thiên hạ.
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hồng Qui
    ● Tức đại pháp. 
  • Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội Hồng Táo
    ● (Ziziphus Jujuba). Ta thường gọi là “táo Tàu”, để phân biệt với táo Tây (bôm, apple). Trái to nhất bằng ngón chân cái, khi chín ngả dần sang màu đỏ nâu. Thường được phơi khô để dùng trong các toa thuốc bổ của Đông Y với tên gọi là Đại Táo. Nhân của hạt táo này cũng được dùng để làm thuốc.

Tìm: