XIN CHO BIẾT VỀ CHÙA KHẢI TƯỜNG

Chùa Khải Tường, nền chùa hiện nay là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết chùa ở địa phận thôn Hoạt Lộc, huyện Bình Dương, vào năm Tân hợi 1791, hoàng tử Đởm đã được hạ sinh tại nơi đây, vậy là đất lành, nên lập chùa để ghi nhớ, nên có tên là Khải Tường. Sau ngày lạc thành, vua cho tạc một pho tượng Phật lớn bằng gỗ mít từ Huế gửi vào phụng cúng.

Tượng cao 1,96 m (tượng = 1,6 m, tòa sen = 0,6 m) như vậy nếu kể cả bệ dưới, tượng cao đến 2,5 m. Ngang hai gối 1,2 m. Theo Văn hóa tập san, tượng được tạc từ 14 miếng gỗ ghép lại (tượng 7 miếng, tòa sen 3 miếng, tấm thớt 4 miếng). Tượng được tạc tư thế ngồi kiết già (Vajrasana), thế tay định ấn (Dhyana mudra). Trên đầu có chòm nhục kế (unisha) nhô cao, tóc xoắn bục ốc, trái tai dài, dái tai dầy, trễ xuống gần tận vai. Trên ngực có chạm chữ Vạn (Svastika). Tượng choàng Samghati phủ hai vai, để lộ yếm bên trong ngực.

Năm Minh Mạng thứ 17 (1836) chùa được trùng tu. Năm 1859, Pháp chiếm Gia Định, sử dụng một số chùa làm đồn bót, lập “Phòng tuyến các chùa”, gọi là lignes des pagodes, gồm chùa Khải Tường, đền Hiển Trung, chùa Kiểng Phước, chùa Cây Mai. Chùa Khải Tường nằm trong phòng tuyến này cùng với các di tích khác, tất cả đều bị phá hủy vào thế k XIX. Tượng Phật đang thờ tự tại gian chính điện bị vứt ra sân. Đây là pho tượng gỗ, thếp vàng, do vua Minh Mạng hiến cúng. Người dân thương cảm đem cất giấu. Sau này, tượng được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm K mùi 1859 chùa đã trở thành vị trí quân sự của Pháp. Đại úy Thủy quân lục chiến Pháp là Barbé bị nghĩa quân của ta tiêu diệt trước cửa chùa.

Chùa Khải Tường bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1880. Tượng Phật bị lưu giữ trong kho của Phủ Toàn quyền. Sau hơn nửa thế k, tượng được đưa về trưng bày trong Viện Bảo tàng Sài Gòn, sau năm 1975 là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Giác Lâm

Bức hoành phi ghi năm chữ Hán “Quốc Ân Khải Tường tự” được ban tặng và khắc vào phần lạc khoản trên hoành vào năm 1843. Hoành phi này hiện vẫn còn treo tại chùa Từ Ân, quận 6.