Thiền sư Giác Tông, tự là Đạo Huyền, biệt hiệu Tùng Khê, họ Nam quê ở Phù Phong. Nhà theo nghiệp Nho, mẹ họ Trần, kính tin Phật pháp. Cứ đầu năm, bà đến chùa Pháp Môn cúng dường trai tăng cho đại chúng. Một hôm ngủ trưa, bà mộng thấy Thản Công chùa Pháp Môn trao cho một tượng ngọc cao gần một tấc, bà nhận lấy rồi nuốt vào bụng. Tỉnh dậy, biết mình có thai, bà báo cho chồng hay. Chồng bà sai người đến chùa thăm dò, biết được Thản Công chết đúng ngày ấy. Hai vợ chồng liền dặn nhau:
“Nếu được con trai, sẽ cho cho xuất gia thờ Phật”. Đến ngày sanh, phòng bà có ánh sáng, trên hư không có tiéng Phạn âm, ai nghe cũng lạ lùng. Sư lúc còn bé đã không ăn mặn, không ưa đùa giỡn, chỉ thích ngồi thiền chỗ vắng. Cha mẹ biết rằng Sư không quên nhân cũ, bèn theo lời hứa cho vào chùa.
Gặp lúc quân Mông Cổ xâm lăng, cha con không bảo bọc nhau được. Sư bị bắt ở Vũ Xuyên, và bị đưa vào hầu hạ Quận chúa của quan Thái phó. Sư cẩn thận khác những người hầu khác, quan Thái phó thấy lạ, hứa cho xuất gia. Sư bèn đến chùa Thanh Sơn ở Quy Xuyên, cạo tóc với ngài Lâm Pháp Sư, nhân đó Sư khóc nói:
– Cha mẹ yên lòng, nay con đã được xuất gia rồi.
Chưa đến ba năm, Sư thông suốt các kinh. Sư theo ngài Anh Công ở Vũ Xuyên nghe sớ kinh Hoa Nghiêm, trong năm năm thông suốt chỗ uẩn áo, thâm nhập biển Hoa Tạng, tung hoành không ngại, là bậc long tượng dưới tòa. Sư không hề rời thầy, do đó danh tiếng vang xa. Nhưng Sư vẫn tự cho mình ăn chưa đến lúc no, nên đến chỗ ngài Thánh Nhơn. Thánh Nhơn là bậc cự phách trong nhà Thiền, thấy Sư liền hỏi:
– Nghe ông rành Hoa Nghiêm, sao không giảng kinh độ sanh, đến đây làm gì?
Sư thưa:
– Sanh tử là việc lớn.
Thánh Nhơn nói:
Từ ngày rõ nẻo Tào Khê ấy,
Mới hay sống chết chẳng tương can.
Liễu tri sanh tử bất tương quan).
Ông hiểu thế nào?
Sư suy nghĩ, Thánh Nhơn hét, Sư đi ra. Thánh nhơn kêu lại:
– Thượng tọa!
Sư quay đầu nhìn. Thánh Nhơn nói:
– Rõ ràng nhận lấy!
Sư lãnh hội được ý chỉ này. Ngày hôm sau, Sư lên phương trượng thưa:
– Hôm qua được Hòa thượng hét một tiếng, con có chỗ thấy.
Thánh Nhơn nói:
– Thử đưa ra xem!
Sư phất ray áo đi ra. Thánh Nhơn cười mà chấp nhận.
Nguyên Hiến Tông năm đầu (1251); Phan Sơn sai người đưa thơ đến mời ngài Thánh Nhơn làm chủ pháp tịch Linh Sơn. Thánh Nhơn bảo:
Sau Sư vâng lời, lúc ra đi làm bài kệ:
Mười năm chí như sắt,
Cổng huyền đều thấu suốt
Nhảy khỏi rừng góc gai
Đạp bể trang đầm vắng
Khéo hướng trên đỉnh cô phong
Linh quang riêng chiếu không thời tiết.
(Thập tải chí như thiết
Huyền quan giai thấu triệt
Khiêu xuất kinh cức lâm
Hảo hướng cô phong đảnh thượng hành
Linh quang độc điệu vô thời tiết).
Sư lên tòa thuyết pháp trong khoảng mười năm, chúng có hơn vài ngàn. Cõi Phật rộng mở, vàng ngọc sáng ngời, chiếu soi đá suối, tòng lâm đầy đủ tiện nghi. Linh Sơn hưng thạnh một thời không kém những ngôi chùa lớn.
Niên hiệu Chí Nguyên năm thứ tư (1280), ngài Văn Công trụ trì chùa Long Tuyền ở Đàm Giá, lui về ẩn ở Tây Đường. Sư được bổ nhậm thay thế, pháp tịch cũng thịnh như ở Linh Sơn. Sư chấn chỉnh nghiêm túc, vào chúng rất nghiêm trang, ai thấy cũng đem lòng kính sợ. Môn đình của Sư cao vút, không bao giờ chấp nhận cho người mới hợp một lời, khế một cơ; trái lại xem xét kỹ lưỡng, rõ ràng không còn ngờ vực sau mới chịu. Nên hàng nạp tử thấy vách đứng mà thối lui cũng nhiều.
Cũng năm ấy, Sư ngồi tịch. Tháp ở Đàm Giá.
Nguồn:thuvienhoasen.org