Lời dẫn: Chúng ta muốn đến nơi nào, muốn đi chuyến xe nào đó, ban đầu xe đợi khách chậm vài phút, xe mới bắt đầu chạy. Nếu chúng ta đến trễ, xe chạy rồi thì uổng công đi và về. Chúng ta đi thi mà bỏ quên phiếu dự thi ở nhà thì không vào phòng thi được; lúc trở về nhà lấy phiếu dự thi, trở lại mọi người đã thi xong, cũng uổng công đi và về. Chúng ta buôn bán xa nhà muốn kiếm được nhiều tiền lời; không may bị thua lỗ thì cũng uổng công đi và về.
Sinh viên du học xa nhà, ở nước ngoài suốt mấy năm, bôn ba xuôi ngược mà học chẳng ra gì, tốn rất nhiều tiền, lãng phí thời gian quá dài, trở về chẳng làm được gì, cũng uổng công đi và về. Như người cầm binh xuất chinh dẹp trừ giặc cướp, nhưng không thể trừ được bọn chúng, chưa vì dân trừ giặc, uổng công mang vũ khí, nhọc tướng, mệt binh, cũng uổng công đi và về. Có người đi thu tiền nợ, nhưng quên mang theo sổ, đành phải lêu lỏng, chẳng thu được đồng nào, cũng uổng công đi và về. Những chuyện uổng công đi và về ở thế gian có rất nhiều, không sao kể hết.
Ngày xưa có một ông già giàu nứt đố đổ vách. Ông có một người con trai rất thông minh và hiếu thuận. Bất kì anh ta làm việc gì cũng được cha khen ngợi. Như khi ông đi xa trở về nhà mệt mỏi, anh ta chuẩn bị giường nằm sạch sẽ để ông nằm nghỉ. Lúc ông khát nước, anh ta liền đem ly trà đá đến. Mùa đông lạnh rét, anh ta đem áo lạnh cho ông mặc; mùa hè nóng bức thì anh ta bưng thau nước mát đến để ông lau rửa v.v…Anh ta hầu cha rất tỉ mỉ, làm ông hài lòng vô cùng. Vì thế, người cha và mọi người trong thôn luôn khen ngợi anh ta.
Một hôm, người cha bảo:
– Này con! Cha đã già rồi, tương lai con sẽ kế thừa tài sản cha để lại. Cha có rất nhiều đất đai và cơ sở xây dựng ở vùng khác, cho nên mỗi năm phải đi ghi sổ và thu thuế, đợi đến ngày mai cho đem con đi để biết cách làm việc và biết đất đai ở các nơi, sẵn dịp cha con mình thu tiền thuế luôn.
Đến sáng hôm sau, khi trời chưa sáng, người con tự ý một mình đi thu thuế. Nhưng anh ta đến nơi, không có sổ sách ghi tên người, cũng không biết người nào mắc nợ; cho nên anh ta lêu lỏng cả ngày rồi về nhà. Người cha ở nhà tìm con hoài không biết đi đâu, đến tối thấy anh ta trở về, người cha liền hỏi:
– Ngày nay con đi đâu?
Anh ta đáp:
– Thưa cha! Con sợ cha tuổi cao, sức yếu đi đường xa cực nhọc, nên con đi một mình đến đó thay cha thu thuế và tìm hiểu tình hình công việc.
– Không có cha cùng đi, làm sao con thu thuế được? Vả lại không có cha giới thiệu, giải thích, con cũng không thể nào biết rõ tình hình công việc.
Người con này chẳng phải uổng công đi và về?
Người con tự cho mình là thông minh, có thể thay cha làm việc. Kì thật, có việc cũng cần sự giúp đỡ của người khác, bằng không uổng công một chuyến đi.
Bài học đạo lý
Các vị đại đức! Con người tự cho mình thông minh là rất nhiều; giống như kẻ trộm tự cho mình rất thông minh dùng nhiều thủ đoạn tinh vi. Bất luận giới sĩ, nông, công, thương; hàng ngày bận rộn làm việc kiếm tiền cực khổ. Có người làm việc đổ mồ hôi sôi nước mắt thì bị kẻ khác đến bảo: “ Tôi đến thu của có sẵn”. Họ chỉ cần dùng trí óc một tí. Tục Ngữ có câu: “Giặc trộm kế tài năng của trạng nguyên”. Chính là lấy đi hết của cải cực khổ của người khác mà mình chẳng tốn chút công lao cực nhọc. Như thế là người thông minh chăng?
Hậu quả thế nào? Bị người bắt được “ngồi trong nhà tù dăm, ba năm”. So với đồ của cải mình trộm được, đáng giá bao nhiêu? Từ đây, đánh mất danh dự con người và tương lai một đời. Đáng giá bao nhiêu? Ngay cả ông bà và bản thân mình sau này, vô cùng xấu hổ khi gặp mọi người. Đáng giá bao nhiêu? Mà còn tương lai nhiều đời nhiều kiếp, phải làm thân trâu ngựa để trả nợ cho người. Lấy trộm tài sản của người, bị họ bắt được phải trả lại cho họ số tiền chôm chỉa được, chính là “tiếng xấu muôn đời” và “tiền đồ đen tối”. Như thế, có phải là người thông minh không?
Cán bộ, nhân viên tham ô của nhà nước, cho mình là người thông minh “lấy của công làm tư”, “thu nhập ngoài luồng”, “bí quyết phát tài”. Sự thật là “Lưới pháp luật lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”. Cổ đức dạy: “Mười năm đèn sách”. Ngày nay, mọi người phải học mười hai năm phổ thông, bốn năm đại học, hay ba năm cao đẳng, hoặc hai năm trung cấp, mới được đi làm. Nhưng chỉ vì tham ô nhất thời, “tương lai đi vào ngõ cụt”, lại phải ngồi tù, để lại “tiếng xấu muôn đời”; lại còn “một đời làm quan, chín đời làm ngựa”. Chúng ta ngồi tính kỹ như thế, có phải uổng công đi và về không?
Con người sinh ra ở thế gian này, tuy là biển khổ, nhưng cũng có căn lành nhiều đời nhiều kiếp. Đức Phật dạy:“Thân người khó được”. Con người có trí huệ, có lương tâm, có thích hợp hoàn cảnh mới có thể tu hành. Nhưng nhân cơ hội này, chúng ta không chịu tu hành, tạo công đức. Trái lại, đều là tính toán tạo nghiệp, không để đức lại cho đời, lại còn tạo nhiều ác nghiệp, tích chứa oán thù ở thế gian, tương lai nhiều đời nhiều kiếp luân hồi vô cùng, khổ báo vô tận. Không phải uổng công đi và về hay sao?