Tại sao trong kinh Phật có rất nhiều chữ nhiều câu được lập lại hoài?

Hỏi:   Xin hỏi tại sao trong kinh Phật có rất nhiều chữ nhiều câu được lập lại hoài?

Ðáp:   Sự dạy học trong nhà Phật không sợ lập lại, không ngừng lập đi lập lại, không sợ phiền hà mà lập lại, lý do chánh cũng vì người ta không khai ngộ.  ‘Lập lại’ là danh từ mà người Trung quốc thường gọi là ‘nhắc đi, nhắc lại, dặn dò’, đây là từ bi đến mức cùng cực!  Chúng ta biết được rồi thì phải biết ơn.  Nếu không có sự lập lại thì chúng ta rất dễ quên, chớp mắt thì đã quên mất rồi.   Dặn dò cả ngàn vạn lần, lập lại hoài mà chúng ta vẫn không tỉnh ngộ, như vậy mới biết nghiệp chướng của chúng ta nặng đến đâu.

          Câu ‘Nghiệp chướng nặng nề’ này chúng ta nghe nhiều lần rồi nhưng vẫn không hiểu rõ.  Nếu có thể hiểu được phần nào thì mình sẽ khởi tâm biết ơn, khởi ý niệm quay đầu giác ngộ, thật muốn y giáo phụng hành.

          Người xưa ở Trung quốc không thích lập lại, việc này khác hẳn với người Ấn độ, người Ấn độ cứ lập đi lập lại hoài.  Ngôn ngữ văn tự của Trung quốc đòi hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, nguyên nhân chánh là vậy nên số người khai ngộTrung quốc không bằng người ở Ấn độ.  Dùng cách ‘điểm đáo vi chỉ’ (chỉ điểm vừa tới mức thì ngưng, ở đây có nghĩa là gợi ý cho đủ hiểu là thôi, không nói huỵch toẹt ra) cho những người thượng căn, thông minh thì được, còn người trung và hạ căn thì khôngkết quả.  Như thế chúng ta mới hiểu đức Phật dùng phương pháp này ở Ấn độ đích thật làm cho ‘tam căn phổ bị, lợi độn toàn thâu’ (gồm hết ba căn thượng, trung, hạ, thông minh, ngu độn đều có ích lợi)